Triển lãm ảnh ‘Tinh thần Tô Hiệu’ tại di tích Nhà tù Sơn La

14:00 | 01/03/2022

Triển lãm ảnh “Tinh thần Tô Hiệu” trưng bày trên 100 tư liệu, ảnh về thân thế, sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tô Hiệu – lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và Cách mạng Việt Nam.


Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của đồng chí Tô Hiệu (1912 – 2022), ngày 1/3, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La, Bảo tàng tỉnh Sơn La tổ chức triển lãm ảnh “Tinh thần Tô Hiệu” – lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và Cách mạng Việt Nam.

Đoàn viên thanh niên Sơn La nghe giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp đồng chí Tô Hiệu tại triển lãm. Ảnh: Báo Sơn La

Tại triển lãm trưng bày trên 100 tư liệu, ảnh về thân thế, sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tô Hiệu qua các thời kỳ. Qua đó, góp phần làm rõ bản lĩnh chính trị kiên cường, phẩm chất cách mạng trong sáng, chí công vô tư, tinh thần hy sinh quên mình vì lợi ích cách mạng của liệt sĩ Tô Hiệu; đồng thời, khẳng định công lao to lớn và nhân cách mẫu mực của đồng chí Tô Hiệu, là tấm gương sáng cho mọi thế hệ noi theo.

Triển lãm còn góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông ta, qua đó cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 1/3/2022 đến 31/12/2022.

Đồng chí Tô Hiệu, quê ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Tham gia cách mạng từ khi còn thiếu niên và là một cán bộ lãnh đạo kiên trung của Đảng, đồng chí Tô Hiệu đã có công xây dựng và phát triển phong trào cách mạng ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, khôi phục lại Xứ ủy Bắc Kỳ cuối năm 1936.

Cuối năm 1939, đồng chí Tô Hiệu bị bắt lần thứ 2; tháng 1/1940, đồng chí bị thực dân Pháp đày lên Nhà tù Sơn La. khi đó đồng chí đang là Ủy viên thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Liên khu B kiêm Bí thư Thành ủy Hải Phòng.

Đến tháng 5/1940, chi ủy triệu tập đại hội Chi bộ để thảo luận quyết định các chủ trương công tác và thống nhất cử đồng chí Tô Hiệu làm Bí thư Chi bộ để lãnh đạo anh em tù nhân đấu tranh đòi cải thiện chế độ nhà tù khắc nghiệt của bọn đế quốc, làm công tác binh vận, dân vận…

Do chế độ hà khắc của nhà tù thực dân cùng căn bệnh hiểm nghèo, ngày 7/3/1944, đồng chí Tô Hiệu hy sinh tại Nhà tù Sơn La và được an táng tại nghĩa trang Gốc Ổi (nay là nghĩa trang Nhà tù Sơn La).

Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Tô Hiệu là một tấm gương sáng của một chiến sĩ tiên phong, người cộng sản kiên trung, một nhà lãnh đạo tài năng của Đảng ta. Những đóng góp to lớn của đồng chí Tô Hiệu đã góp phần quan trọng vào thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành độc lập tự do cho dân tộc.

Theo Công luận

Cùng chuyên mục

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Đại hội Hội hữu nghị Việt – Nhật tại Đà Nẵng

Đại hội Hội hữu nghị Việt – Nhật tại Đà Nẵng

LỜI CHIA BUỒN CỦA TT HOA KỲ JOE BIDEN GỬI PHU NHÂN NGÔ THỊ MẬN VỀ VIỆC TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

LỜI CHIA BUỒN CỦA TT HOA KỲ JOE BIDEN GỬI PHU NHÂN NGÔ THỊ MẬN VỀ VIỆC TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

TPHCM: Tập trung thúc đẩy tăng trưởng 6 tháng cuối năm

TPHCM: Tập trung thúc đẩy tăng trưởng 6 tháng cuối năm