Tranh độc vẽ Trịnh Công Sơn nhân 21 năm ngày giỗ cố nhạc sĩ

9:20 | 01/04/2022

Tưởng nhớ 21 năm ngày mất của người nhạc sỹ tài danh Trịnh Công Sơn (01/04/2001- 01/04/2022), hoạ sỹ Lê Sa Long vừa giới thiệu một số bức tranh độc đáo, tâm đắc mà anh đã vẽ Trịnh trong suốt gần 30 năm qua.

Lê Sa Long cho biết, anh bắt đầu vẽ Trịnh Công Sơn từ năm 1993, khi anh còn đang theo học tại trường Cao đẳng sư phạm Quy Nhơn – Nơi đã từng gắn bó với người nhạc sỹ và từ nơi đây, Trịnh Công Sơn đã sáng tác nhiều tác phẩm để đời như Biển nhớ, Chiều một mình qua phố, Lời mẹ ru, Nắng thủy tinh

Tôi vẽ Trịnh suốt từ đó tới nay, và có lẽ số tranh tôi vẽ phải lên vài trăm bức. Càng tìm hiểu để vẽ Trịnh, tôi càng thấy có sự đồng cảm với người nhạc sỹ. Âm nhạc của Trịnh rất gần gũi với cuộc sống, chạm vào cảm xúc trong tim mỗi người. Từ những người nghèo cho tới doanh nhân, từ những anh công nhân cho tới nhiều vị lãnh đạo cao cấp đều thích và đều hát nhạc Trịnh. Sự đồng cảm với thân phận con người, đồng cảm với những hoàn cảnh, số phận trong cuộc sống của Trịnh đã là nguồn cảm hứng để tôi vẽ Trịnh”- Lê Sa Long cho biết.

Với bộ tranh đồ sộ đã vẽ người nhạc sỹ tài danh, Lê Sa Long đã làm được 2 cuộc triển lãm về Trịnh. Nhiều bức tranh vẽ Trịnh của Lê Sa Long đã được nhiều người đặt mua, có những bức đã được một số trung tâm ca nhạc lựa chọn để làm poster các đêm nhạc Trịnh.

Tuy nhiên theo Lê Sa Long, anh vẫn còn một số bức tranh vẽ Trịnh khác mà anh chưa công bố. “Trịnh đã là nguồn cảm hứng bất tận cho tôi nên trong tương lai tôi sẽ tiếp tục vẽ, tiếp tục triển lãm về Trịnh”- Lê Sa Long nói thêm.

Chùm ảnh tranh về Trịnh của Lê Sa Long:

Tranh của Lê Sa Long được lựa chọn làm poster ca nhạc

Biển nhớ

 Từ khi trăng là nguyệt

3 cây “Đại thụ” của âm nhạc Việt Nam là Phạm Duy, Văn Cao và Trịnh Công Sơn

Bên đời hiu quạnh

Tượng Trịnh bên bờ biển Quy Nhơn

 

 

 

 

 

(theo Tienphong)

Video hay


Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Sai phạm tại Di tích văn hoá Đền Truông Bát “Sinh con rồi mới sinh cha – Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

Hà Tĩnh: Sai phạm tại Di tích văn hoá Đền Truông Bát “Sinh con rồi mới sinh cha – Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

“Đôi bờ Ví, Giặm” – Chương trình nghệ thuật kết nối tinh hoa di sản

“Đôi bờ Ví, Giặm” – Chương trình nghệ thuật kết nối tinh hoa di sản

HÀ TĨNH: Cơ sở nào cho Đền Truông Bát là nơi thờ cúng Thân Mẫu của Quan Hoàng Mười?

HÀ TĨNH: Cơ sở nào cho Đền Truông Bát là nơi thờ cúng Thân Mẫu của Quan Hoàng Mười?

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Festival Ninh Bình lần thứ III – Tái hiện Dòng chảy Di sản lịch sử dân tộc

Festival Ninh Bình lần thứ III – Tái hiện Dòng chảy Di sản lịch sử dân tộc

Triển lãm Ảnh nghệ thuật quảng bá hình ảnh di sản văn hóa đất nước, con người Việt Nam tại TP. Huế

Triển lãm Ảnh nghệ thuật quảng bá hình ảnh di sản văn hóa đất nước, con người Việt Nam tại TP. Huế

Đồng Nai: Liên quan biệt thự cổ ‘nhà lầu ông Phủ’ Sở Xây dựng đề xuất 4 phương án bảo tồn

Đồng Nai: Liên quan biệt thự cổ ‘nhà lầu ông Phủ’ Sở Xây dựng đề xuất 4 phương án bảo tồn

Niềm vui tà áo dài xứ Huế

Niềm vui tà áo dài xứ Huế