Phủ Chính Tiên Hương – Nơi được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng đó là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu, cần được treo biển đúng tên gọi Phủ Chính.
Đây là vấn đề liên quan tới tính chính danh của di tích Phủ Dầy tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam, liên quan đến bảo tồn di sản nghi thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể.
Cần trả lại tên gọi đúng
Phủ Dầy là trung tâm, là tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam. Nghi thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy gồm Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Mẫu Liễu Hạnh đã được xếp hạng là di tích lịch sử- văn hóa nghệ thuật quốc gia từ năm 1975.
Trong cụm di tích này, GS.Trần Lâm Biền – người đã có hàng chục năm nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu và di tích Phủ Dầy cho biết, Phủ Chính của cụm di tích này nằm ở xã Tiên Hương đó chính là Phủ chính Tiên Hương, hay còn gọi là Phủ Tiên Hương và người dân còn gọi ngắn gọn là Phủ Chính. Phủ Tiên Hương được xây dựng từ thời Hậu Lê (1663 – 1671).
Theo các tài liệu khoa học và tâm thức dân gian từ hàng trăm năm nay, Phủ Tiên Hương chính là Phủ Chính, và còn được gọi là Phủ Chính Tiên Hương. Trong nhiều tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định và Bộ Văn hóa cũng gọi Phủ Tiên Hương là Phủ Chính hay gọi đầy đủ là Phủ Chính Tiên Hương.
TS.Chu Xuân Giao – Viện Nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, người có nhiều công trình về tín ngưỡng thờ Mẫu khẳng định: Phủ Dầy là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu. Phủ Chính là trung tâm của trung tâm Phủ Dầy và đó chính là Phủ Tiên Hương.
Nhưng năm 2018, ở cổng Phủ Vân Cát và các biển chỉ dẫn lại treo biển đề Phủ Chính Vân Cát. Năm 2019, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Vụ Bản Nam Định đã yêu cầu Phủ Tiên Hương hạ tấm biển ghi Phủ Chính Tiên Hương.
Việc di tích treo biển không đúng với hồ sơ di tích, không đúng với lịch sử sẽ dẫn đến nguy cơ làm méo mó, sai lệch lịch sử.
Phủ Dầy là trung tâm, là tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam. Nghi thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy gồm Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Mẫu Liễu Hạnh đã được xếp hạng là di tích lịch sử- văn hóa nghệ thuật quốc gia từ năm 1975.
Trong cụm di tích này, GS.Trần Lâm Biền – người đã có hàng chục năm nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu và di tích Phủ Dầy cho biết, Phủ Chính của cụm di tích này nằm ở xã Tiên Hương đó chính là Phủ chính Tiên Hương, hay còn gọi là Phủ Tiên Hương và người dân còn gọi ngắn gọn là Phủ Chính. Phủ Tiên Hương được xây dựng từ thời Hậu Lê (1663 – 1671).
Theo các tài liệu khoa học và tâm thức dân gian từ hàng trăm năm nay, Phủ Tiên Hương chính là Phủ Chính, và còn được gọi là Phủ Chính Tiên Hương. Trong nhiều tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định và Bộ Văn hóa cũng gọi Phủ Tiên Hương là Phủ Chính hay gọi đầy đủ là Phủ Chính Tiên Hương.
TS.Chu Xuân Giao – Viện Nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, người có nhiều công trình về tín ngưỡng thờ Mẫu khẳng định: Phủ Dầy là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu. Phủ Chính là trung tâm của trung tâm Phủ Dầy và đó chính là Phủ Tiên Hương.
Nhưng năm 2018, ở cổng Phủ Vân Cát và các biển chỉ dẫn lại treo biển đề Phủ Chính Vân Cát. Năm 2019, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Vụ Bản Nam Định đã yêu cầu Phủ Tiên Hương hạ tấm biển ghi Phủ Chính Tiên Hương.
Việc di tích treo biển không đúng với hồ sơ di tích, không đúng với lịch sử sẽ dẫn đến nguy cơ làm méo mó, sai lệch lịch sử.
Chính quyền địa phương không lắng nghe
Bà Trần Thị Huệ – Thủ nhang Phủ Chính Tiên Hương đã nhiều lần có đơn gửi đến các cơ quan chức năng ở tỉnh Nam Định và Trung ương đề nghị Phủ Tiên Hương được treo biển như lịch sử để lại và đúng với hồ sơ di tích. Nhưng chính quyền địa phương vẫn không chấp nhận Phủ chính Tiên Hương được treo biển đúng tên gọi theo lịch sử và hồ sơ di tích.
Theo bà Trần Thị Huệ, căn cứ quyết định của Bộ VHTTDL và Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, việc đặt biển hiệu tên gọi Phủ chính Tiên Hương là hoàn toàn phù hợp với tài liệu lịch sử và quy định của pháp luật.
“Biển ghi tên Phủ Chính đã được treo ở Phủ chính Tiên Hương từ thời thượng cổ thượng kim. Cuốn lý lịch di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy của Ban quản lý và danh thắng thuộc Sở VHTTDL Nam Định cũng ghi: “Theo các nguồn tư liệu khoa học và tâm thức dân gian, Phủ Tiên Hương còn có tên gọi khác là Phủ chính và Phủ chính Tiên Hương.
Ngoài ra hiện còn nhiều bia ký, hiện vật, cổ vật đang lưu giữ, bảo quản tại Phủ Tiên Hương cũng thể hiện rõ nơi đây là Phủ Chính…”, bà Huệ cho hay.
Bà Trần Thị Huệ – Thủ nhang Phủ Chính Tiên Hương đã nhiều lần có đơn gửi đến các cơ quan chức năng ở tỉnh Nam Định và Trung ương đề nghị Phủ Tiên Hương được treo biển như lịch sử để lại và đúng với hồ sơ di tích. Nhưng chính quyền địa phương vẫn không chấp nhận Phủ chính Tiên Hương được treo biển đúng tên gọi theo lịch sử và hồ sơ di tích.
Theo bà Trần Thị Huệ, căn cứ quyết định của Bộ VHTTDL và Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, việc đặt biển hiệu tên gọi Phủ chính Tiên Hương là hoàn toàn phù hợp với tài liệu lịch sử và quy định của pháp luật.
“Biển ghi tên Phủ Chính đã được treo ở Phủ chính Tiên Hương từ thời thượng cổ thượng kim. Cuốn lý lịch di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy của Ban quản lý và danh thắng thuộc Sở VHTTDL Nam Định cũng ghi: “Theo các nguồn tư liệu khoa học và tâm thức dân gian, Phủ Tiên Hương còn có tên gọi khác là Phủ chính và Phủ chính Tiên Hương.
Ngoài ra hiện còn nhiều bia ký, hiện vật, cổ vật đang lưu giữ, bảo quản tại Phủ Tiên Hương cũng thể hiện rõ nơi đây là Phủ Chính…”, bà Huệ cho hay.
GS.Trần Lâm Biền nói rằng tên Phủ Chính của Phủ Tiên Hương đã được cơ quan Nhà nước công nhận, nhà khoa học xác định, nhân dân công nhận. “Phủ Tiên Hương là Phủ Chính – không ai tranh được đâu”, ông nói.
TS.Chu Xuân Giao, cũng khẳng định trong các tư liệu xác thực còn lưu giữ cho thấy chữ Phủ Chính đã có từ thế kỷ 19 và thập niên 1890, đời vua Thành Thái nhà Nguyễn. Những tư liệu của Pháp những năm 1938 cũng gọi Phủ Tiên Hương là Phủ Chính. Ông cho biết, theo các tài liệu mà các nhà nghiên cứu có được và trong các tàng thư hay các văn bản kiểm kê chính quy của nhà nước qua các đợt ở các năm 1960, 1975, 1996, đều thể hiện Phủ Tiên Hương là trung tâm của di tích Phủ Dầy.
Các dòng chữ “Phủ Chính”, “Tiên Hương Thánh Mẫu Phủ Chính” hoặc “Phủ Chính Tiên Hương” vẫn hiện diện trên các Sắc phong, trên dấu ấn bằng đồng, trên các thạp, hạc, bình cổ, bát hương… đang được lưu giữ tại Phủ Tiên Hương. Trên chuông đồng có từ năm 1896 đang treo ở Phủ và trên 8 bia đá đặt ở trong Phủ có từ năm 1892 đều ghi rõ các chữ Phủ Chính Tiên Hương.
“Về mặt khoa học và sự thực lịch sử thì phủ Tiên Hương là Phủ Chính không còn gì phải bàn nữa vì nó đã rất rõ ràng” TS.Chu Xuân Giao khẳng định.
Cục Di sản lên tiếng
Dựa trên các tài liệu lịch sử của các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia, ngày 11/10/2021, Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao) đã có Công văn số 812/DSVH-DT gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định ghi rõ: Cơ bản thống nhất với đề nghị của thủ nhang Trần Thị Huệ và đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định giám sát việc treo biển Phủ Chính Tiên Hương tại vị trí phù hợp, đảm bảo trang trọng và đúng theo quy định.
Nhưng UBND huyện Vụ Bản chưa đồng ý để phủ Tiên Hương được treo biển trên Phủ Chính Tiên Hương và cho rằng văn bản của Cục Di sản văn hóa chưa đủ thẩm quyền.
Mới đây, ngày 17/1/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 170/BVHTTVDL-DSVH về việc treo biển tên di tích tại Phủ Dầy gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định, trong đó khẳng định: Công văn số 812/DSVH-DT của Cục Di sản văn hóa gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định đã đảm bảo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa và Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, và phù hợp với lịch sử và tính chất của di tích.
Tại công văn số 170/ BVHTTVDL-DSVH của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi rõ: Theo hồ sơ di tích và các tài liệu lưu trữ hiện có, nguồn gốc các tên gọi khác của “Phủ Tiên Hương” là “Phủ Chính”, “Phủ Chính Tiên Hương” đã được ghi chép, làm rõ tại: Các sắc phong, bia đá, hiện vật tại di tích, có niên đại trải dài từ thời Lê đến thời Nguyễn; sách “Hội Phủ Giầy – Sự tích đức Liễu Hạnh công chúa” của tác giả Phạm Quang Phúc – Tri huyện Vụ Bản in năm 1942; Biên bản quy định khu vực Phủ Chính lập các năm 1962 và 1964; Bản lược kê Lý lịch di tích lịch sử Phủ Giầy lập năm 1964…
Vì vậy, với các cơ sở khoa học nêu trên, căn cứ Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất theo nội dung hồ sơ khoa học của di tích. Trong đó, “Phủ Tiên Hương” còn có tên gọi khác là “Phủ Chính” và “Phủ Chính Tiên Hương”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến để UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo thực hiện.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định phối hợp với UBND huyện Vụ Bản làm việc với bà Trần Thị Huệ để hướng dẫn, tạo sự đồng thuận khi thực hiện việc treo biển di tích phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Theo Công Luận