TỌA ĐÀM KHOA HỌC: Sân khấu dành cho thiếu niên nhi đồng

14:56 | 12/07/2024

Chiều 20/5, tại TP Hải Phòng, nhân “Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024”, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao Hải Phòng tổ chức Toạ đàm về đề tài “Sân khấu dành cho thiếu niên nhi đồng.

NSND Trung Hiếu Giám đôc Nhà hát lịch Hà Nội đọc tham luận

Nhiều vị trưởng đoàn giám đốc nhà hát, nghệ sĩ các đơn vị tham gia liên hoan, chủ tịch hội sân khấu Hà Nội và Hải Phòng cùng nhiều nhà báo đã có mặt tham dự tọa đàm. Chủ trì tọa đàm là nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hoaa Dân tộc và TS Nguyễn Đăng Chương, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN. Cùng tham gia chủ tịch đoàn tọa đàm có em Nguyễn Hữu Khôi, Đại sứ trẻ em, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.

Điều hành tọa đàm,nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa cho biết tọa đàm sẽ tập trung vào hai nội dung chính; Đánh gia thành công, hạn chế của Liên hoan Sân khấu dành cho thiếu niên nhi đồng lần thứ nhất và và nêu rõ hướng đi, những vấn đề cần giải quyết trong việc xây dựng sân khấu cho thiếu niên nhi đồng trước mắt và tương lai. Ông cho biết Ban tổ chức tọa đàm đã nhận được nhiều bản tham luận công phu, tâm huyết sẽ đươc trình bày tại tọa đàm và mong nhận được nhiều nhiều phát biểu tam huyết sâu sắc của các đại biểu tham dự.

NSND Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Nhát hát Múa rối VN phát biểu

Mở đầu tọa đàm, NSND Nguyên Hoàng Tuấn, , Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội dã đọc tham luận nhấn mạnh sân khấu và khán giả là một cặp song hành không thể thiếu nhau trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Theo ông, mỗi loại hình sân khấu với đề tài thiếu nhi sẽ có những lợi thế khác nhau và tất nhiên sẽ có màu sắc khác nhau. Muốn thực hiện triệt để chiến lược bảo tồn và phát triển sân khấu lâu dài và bền vững thì đầu tư sân khấu vào đề tài thiếu nhi chính là việc làm phát triển từ cái gốc của nền sân khấu nước nhà.

Trình bày tham luận tại toạ đàm, NSƯT Cao Ngọc Anh, Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam cho biết, Nhà hát Tuổi Trẻ luôn tự hào về thành tựu là đã tạo ra một không gian Sân khấu nơi những câu chuyện được kể bằng ngôn ngữ nghệ thuật vô cùng phong phú, hấp dẫn dành cho khán giả trẻ như một sứ mệnh và tôn chỉ. Trong định hướng về chiến lược phát triển trung và dài hạn, Nhà hát Tuổi Trẻ quyết tâm xây dựng là một điểm đến Văn hóa có tầm cỡ và quy mô, là trung tâm sân khấu lớn dành cho Thanh Thiếu nhi tại Việt Nam và vươn tầm khu vực, là bạn đồng hành thân thiết với nhiều thế hệ trong một gia đình Việt Nam tuổi thơ đẹp đẽ của cha mẹ gắn với sân khấu nhà hát Tuổi trẻ và rồi họ lớn lên trưởng thành lại cùng những đứa con của mình đến với nhà hát đó là phần thưởng quý giá mà khán giả đã trao lại cho các nghệ sĩ. Do đó, nhà hát là cầu nối góp phần nâng bước thế hệ trẻ Việt Nam hội nhập với thế giới, xứng đáng là một Nhà hát Quốc gia năng động, trẻ trung tiêu biểu dành cho tuổi trẻ.

Sau tham luạn của NSUT Cao Ngọc Ánh, NSUT Sĩ Tiến, Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ phát biểu nhấn mạnh thêm năm 2024, tròn 46 năm trên hành trình nghệ thuật sôi nổi với vô vàn dấu ấn đáng nhớ qua các giai đoạn,  Nhà hát Tuổi Trẻ đã dàn dựng hơn 100 vở diễn lớn nhỏ dành cho thiếu nhi ở nhiều thể loại nghệ thuật khác nhau, đón hàng triệu lượt khán giả tới rạp cũng như lưu diễn tại các trường học, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo khắp trên cả nước, tham dự nhiều sự kiện, liên hoan sân khấu, dự án hợp tác quốc tế nghệ thuật dành cho trẻ em khuyết tật tại Thái Lan, Ấn Độ, Đức, Nam Phi, Mexico, Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch…và gần đây là dự án hợp tác Sân khấu Nhạc kịch Thiếu nhi giữa Nhà hát Tuổi Trẻ với Nhà hát Sangsangmaru của Hàn Quốc.

NSND Nguyễn Sỹ Tiến, Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ phát biểu.

ʺTừ khi ra đời đến nay, Nhà hát Tuổi Trẻ tự hào về thành tựu đã tạo ra một không gian Sân khấu nơi những câu chuyện được kể bằng ngôn ngữ nghệ thuật vô cùng phong phú, hấp dẫn dành cho khán giả trẻ như một sứ mệnh và tôn chỉ. Nhà hát cũng là nơi đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và trưởng thành của nhiều thế hệ nghệ sĩ trẻ tài năng, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nghệ thuật sân khấu nước nhà lan tỏa các giá trị Chân – Thiện – Mỹ đến các tầng lớp trong xã hội đặc biệt là khán giả trẻ.Trước khó khăn chung của ngành Nghệ thuật biểu diễn khi phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ với các phương tiện nền tảng kỹ thuật số, các rạp chiếu phim hiện đại cùng các bộ phim ʺbom tấnʺ, Nhà hát Tuổi trẻ đã không ngừng nghiên cứu tìm những giải pháp ngắn hạn, dài hạn để tháo gỡ khó khănʺ ­ NSƯT Sĩ Tiến cho biết.

Là người đứng đầu Nhà hát Kịch Hà Nội, NSND Trung Hiếu có tham luận đề cập đến vấn đề nan giải hiện nay là khan hiếm kịch bản hay. Ông lo lẳng bởi nhiều tác phẩm sân khấu được dàn dựng gần đây thường được lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật hoặc cốt truyện nước ngoài. Cũng dễ lý giải điều này, bởi ngày nay, trẻ em được tiếp xúc sớm với các kênh giải trí và truyền thông thông. Cụ thể, các em nhỏ lên mạng xem các kênh phim, kênh giải trí của nước ngoài nhiều. Và thế hệ nhỏ tuổi, các con bị thu hút và yêu thích những sản phẩm giải trí của nước ngoài nhiều hơn.

Nắm bắt tâm lý và thị yếu của khán giả nhí, các đơn vị nghệ thuật có sự lựa chọn về nội dung và cảm hứng các tác phầm nghệ thuật cho thiếu nhi là những nội dung liên quan đến văn học, giải trí, nội dung và hình tượng nhân vật nước ngoài nhiều. Nhiều các bạn Thiếu nhi yêu thích các nhân vật nước ngoài, biết những câu chuyện cổ tích nước ngoài, hơn là những câu chuyện và vở diễn có nội dung về văn hoá Việt Nam. Đó là điều đáng suy nghĩ và cần tìm phương án giải quyết.

Dề cập đến việc chất lượng tác phẩm sân khấu dành cho thiếu nhi chưa có sự đồng đều, NSND Trung Hiếu cho rằng các tác phẩm nghệ thuật mang tính truyền thống, có nội dung và màu sắc văn hoá Việt Nam cũng là một “cuốn sách”, một cây cầu kết nối giúp các thế hệ nhỏ tuổi của Việt Nam hiểu hơn về Hà Nội, về Tổ quốc thân yêu. Từ những chương trình nghệ thuật mang màu sắc và nội dung của văn hoá truyền thống, thế hệ trẻ sẽ thêm yêu và trân trọng những giá trị văn hoá của đất nước.

NSND Nguyễn Trung Hiếu còn cho biết, Nhà hát Kịch Hà Nội tham gia liên hoan với vở diễn “Lời bà kể” dựa trên 2 tác phẩm “Sự tích cây nêu ngày Tết” và “Mồ Côi xử kiện”. Không chỉ nhận được sự hưởng ứng của khán giả thành phố “hoa phượng đỏ”, vở diễn cũng “làm mưa, làm gió” tại các trường học ở Hà Nội nhiều tháng qua.

NSND Nguyễn Tiến Dũng ­ Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam phát biểu bày tỏ, bên cạnh kịch nói, múa rối, xiếc… là những đơn vị có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi thì ở liên hoan này, anh cũng thấy một số vở diễn ở sân khấu truyền thống như chèo cũng có những vở diễn rất hay.

ʺNhìn các em nhỏ đón nhận ra sao, chúng ta sẽ thấy mình đã đi đúng đường chưa. Nếu chúng ta thay đổi tư duy sẽ góp phần đào tạo thế hệ trẻ, xây dựng nhân cách cho các em từ những vở kịch diễn, hấp dẫn ở bất cứ ctheer loại sân khấu nàoʺ, NSND Tiến Dũng chia sẻ.

Cháu Nguyễn Hữu Khôi, Ủy viên Ban chấp hành Hội Bảo vệ qyền trẻ em, phát biểu.

NSƯT Lê Hải ­ Chủ tịch Hội VHNT Hải Phòng cho rằng: “Trong liên hoan lần này, một số nhà hát hay đoàn nghệ thuật chưa hiểu sân khấu dành cho thiếu nhi, nhi đồng là thế nào, vì thế có những tác phẩm không phù hợp hoặc chỉ gây cười nhạt nhẽo. Các tác phẩm sân khấu dành cho thiếu nhi ít và chất lượng chưa đồng đều. Sân khấu vốn là một loại hình mang đủ yếu tố có thể thu hút và khiến khán giả nhỏ tuổi yêu thích. Tuy vậy, có một điều dễ nhận thấy rằng, ngoài loại hình múa rối nước mang nội dung và hình thức đậm bản sắc dân tộc và được nhiều người biết đến đông đảo, thì những loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống khác chưa được các em biết đến nhiều mặc dù Nhà hát Chèo Hà Nội đã có hai vở rất thu hút các em”.

Là đơn vị sân khấu xã hội hóa nổi bật của Hà Nội trong phục vụ đối tượng thiếu niên, nhi đồng với hàng nghìn buổi diễn ʺcháy véʺ, NSND Lệ Ngọc ­ người sáng lập Sân khấu Lệ Ngọc ­ chia sẻ: ʺChúng tôi làm sân khấu xã hội hóa nên rất quan tâm đầu ra cho tác phẩm. Mỗi lần dựng tác phẩm mới, luôn phải suy nghĩ, nghiên cứu, tính toán và thực hiện thật chỉn chu thì mới có thể đưa các em nhỏ đến với sân khấu nhiều nhất.

Lấy ví dụ về cách thức lôi cuốn khán giả nhỏ tuổi của Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật, Nghệ sĩ nhân dân Lê Chức cho rằng, phải biết tương tác với khán giả nhí, “ngây thơ hóa” bản thân để sáng tạo tác phẩm phù hợp và khiến các bạn nhỏ thích thú.

Xuyên suốt buổi toạ đàm, các NSND, NSƯT, khách mời tham gia cùng trình bày quan điểm, tham luận để cùng đưa ra phương hướng, biện pháp giúp các em nhỏ, Thiếu niên nhi đồng tìm đến sân khấu nhiều hơn; đồng thời đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề nhiều vấn đề nan giải của sân khấu dành cho thiếu nhi nhất là vấn đề khan hiếm kịch bản hay, thích hợp.

Đại diện cho thế hệ trẻ đến với tọa đàm, em Nguyễn Như Khôi, nguyên Chủ tịch Hội đồng đội Hà Nội, Đại sứ trẻ em Việt Nam ­ Ủy viên Ban Chấp hành Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, một cậu bé rất nổi tiếng thông minh, đa tài, từng là diễn viên của nhiều vở kịch ở các đơn vị sân khấu chuyên nghiệp, từng là tổng đạo diễn nhiều chương trình nghệ thuât chuyên nghiệp khi còn tuổi thiếu niên, hiện đang là học sinh Trường THPT Chu Văn An cho biết theo em, các bạn trẻ thích xem những hình thức nghệ thuật mới, nên sân khấu muốn thu hút cần đẹp, hiện đại hơn. Nội dung tác phẩm phải dễ hiểu, đem lại tiếng cười, tình yêu thương. Đặc biệt, khi dàn dựng và biểu diễn, các đơn vị nghệ thuật cần phân hóa nội dung theo lứa tuổi.

ʺSân khấu nói chung đang ít kiên nhẫn với khán giả thiếu nhi. Em mong muốn sân khấu truyền thống tiếp cận với thế hệ trẻ nhiều hơn. Làm sao để qua ánh đèn sân khấu, chúng em được hiểu hơn, yêu hơn nghệ thuật dân tộcʺ, Như Khôi bày tỏ.

Tổng kết tọa đàm, TS, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN Nguyễn Đăng Chương khẳng định Sân khấu dành cho thiếu niên nhi đồng phục vụ tốt nhất cho các em trong học tập vui chơi phải là một hướng phấn đấu lớn của sân khấu VN. Liên hoan Sân khấu dành cho thiếu niên nhi đồng lần thứ nhất trong 70 lịch sử sân khấu VN do Hội NSSKVN và Sở VHTT Hải Phòng tổ chức tạo điều kiện cho ngành sân khấu cả trung ương và địa phương hiểu rõ thực trạng của mảng sân khấu quan trọng này và hướng phấn đấu phát huy thành công khắc phục hạn chế. TS Nguyễn Đăng Chương cho rằng Liên hoan Sân khấu dành cho thiếu niên nhi đồng lần thứ hai chắc chắc sẽ đông vui và chất lượng hơn nhiều…


PV

Cùng chuyên mục

TRƯỜNG ĐH LUẬT HÀ NỘI: Ngày hội Hiến máu nhân đạo “Bão Hồng 27”

TRƯỜNG ĐH LUẬT HÀ NỘI: Ngày hội Hiến máu nhân đạo “Bão Hồng 27”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Bài thơ kính đề Nam thiên đệ lục động của Giáo thụ Trần Hữu Đáp

Bài thơ kính đề Nam thiên đệ lục động của Giáo thụ Trần Hữu Đáp

Ngô Thì Nhậm bàn về thế sự qua một bài thơ

Ngô Thì Nhậm bàn về thế sự qua một bài thơ

Hợp tác sân khấu quốc tế trong thời đại mới

Hợp tác sân khấu quốc tế trong thời đại mới

Truyện lịch sử: Người vợ của đảng trưởng

Truyện lịch sử: Người vợ của đảng trưởng

“Lòng yêu nước” cần những biểu hiện tôn nghiêm, đúng mực, đúng chỗ

“Lòng yêu nước” cần những biểu hiện tôn nghiêm, đúng mực, đúng chỗ

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình