Tinh thần hiệp nghĩa của người xưa

21:32 | 12/02/2022

Từ xưa đến nay, “Thay Trời hành đạo”, “Trừ bạo an dân” là những câu nói thường được dùng để tả về hiệp sỹ và tinh thần hiệp nghĩa thời xưa. Trong lý niệm của cổ nhân, chỉ những việc làm được thành lập trên nền tảng chính nghĩa thì mới thể hiện ra tinh thần hiệp nghĩa chân chính.


 

Tranh: Họa sĩ Thương Hỉ thời Minh, Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh.

Sự xuất hiện của tinh thần hiệp nghĩa

Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, thế cục hỗn loạn, một nhóm người thông hiểu võ nghệ xuất hiện, bảo vệ chính nghĩa, hành hiệp trượng nghĩa, bênh vực kẻ yếu, gặp chuyện bất bình thì không bỏ qua. Chức trách chủ yếu của họ là bảo vệ kẻ yếu, duy trì trật tự xã hội. Những người này được gọi là “Hiệp khách”, “Du hiệp”, “Hiệp sỹ” hay “Hào hiệp”.

Những người thuộc tầng lớp quý tộc thời bấy giờ thường thu nhận và giúp đỡ rất nhiều môn khách, bao gồm cả hiệp sỹ. Điển hình như Tín Lăng Quân, Ngụy Vô Kỵ thời kỳ Chiến Quốc đã thu nhận rất nhiều hiệp sỹ, trong đó có Hầu Doanh và Chu Hợi, hai người xuất hiện trong tác phẩm “Hiệp khách hành” của thi nhân Lý Bạch.

Từ khi xuất hiện hiệp sỹ thì tinh thần nghĩa hiệp cũng xuất hiện, có sức ảnh hưởng đến hàng ngàn năm sau. Những người có tinh thần nghĩa hiệp ấy cũng trở thành anh hùng hảo hán đi vào rất nhiều tác phẩm văn học. Cho tới ngày nay, người ta vẫn còn tràn ngập lòng ngưỡng mộ đối với các hiệp sỹ. Nói một cách chung nhất, tinh thần nghĩa hiệp chính là bảo vệ chính nghĩa, giúp đỡ cứu tế người gặp nguy khốn, trừng ác dương thiện, làm người trượng nghĩa, thay trời hành đạo khi gặp chuyện bất bình.

Một ví dụ về các hiệp sỹ này là các thành viên của phái Mặc gia, được xưng là “Mặc hiệp”, người đứng đầu được xưng là “Cự tử”. Họ có kỷ luật rất nghiêm minh, quy định: “Mặc giả chi pháp, sát nhân giả tử, thương nhân giả hình”, tức là theo phép tắc của Mặc gia thì giết người phải bị xử chết, đả thương người thì phải chịu hình phạt.

Người đảm nhận chức “Cự tử” đầu tiên chính là Mặc Tử, các “Cự tử” tiếp sau đó là Mạnh Thắng, Điền Tương Tử, Phúc Hoàng. Trong sách “Thượng Thư” có ghi lại một sự việc như sau: Cự tử Phúc Hoàng ở nước Tần, con trai của ông giết người, vua Tần Huệ Vương đã nói với ông rằng: “Tiên sinh tuổi đã cao, lại chỉ có một đứa con nên ta đã ra lệnh cho quan tư pháp không xử tử con của ngài. Về việc này, tiên sinh nên nghe theo ta!”

Phúc Hoàng nghe xong đáp rằng: “Pháp luật quy định, giết người phải xử tử, đả thương người phải chịu hình. Làm như vậy là để ngăn chặn việc giết người và làm thương người. Ngăn chặn việc vô cớ giết người và đả thương người là thiên hạ đại nghĩa. Đại vương mặc dù ban ân cho ta, nhưng ta không thể vi phạm pháp luật được.” Cuối cùng, con trai của Phúc Hoàng đã bị xử tử.

Sử gia Tư Mã Thiên nói về du hiệp

Người đầu tiên đưa ra quan điểm về tinh thần hiệp nghĩa một cách có hệ thống và rõ ràng phải kể đến là nhà sử học Tư Mã Thiên, đời Hán.

Trong cuốn “Thái tử công tự tự”, Tư Mã Thiên viết rằng: “Du hiệp cứu nhân vu ách, chấn nhân bất thiệm. Nhân giả hữu hồ? Bất kí (thất) tín, bất bội (bối) ngôn, nghĩa giả hữu thủ yên”, nghĩa là cứu người gặp hoạn nạn, giúp người lúc khốn cùng, không đánh mất chữ tín, không bội phản, thì mới là hiệp sỹ.

Trong mắt của Tư Mã Thiên, hiệp sỹ phải là người có mỹ đức nhân nghĩa, thành tín và khiêm nhượng. Điều này cũng trùng khớp với điều mà Nho gia đề xướng. Tư Mã Thiên cũng rất nghiêm ngặt trong việc phân chia hiệp sỹ và người ngang ngược. Ông cho rằng sự khác biệt lớn nhất giữa hai nhóm người này là thái độ đối với kẻ yếu và mục đích mà họ hành động.

Hiệp sỹ là dùng sức mạnh của cá nhân trừ bạo giúp kẻ yếu, trừ bạo an dân, liêm khiết, thoái nhượng mà không cần báo đáp ân huệ. Còn người ngang ngược, giả hiệp nghĩa thì lợi dụng tài phú và quyền lực bắt nạt người nghèo, xâm hại kẻ yếu để thỏa mãn tư dục. Nói chung, căn bản của tinh thần hiệp nghĩa là phải được thành lập trên nền tảng chính nghĩa.

Tinh thần hiệp nghĩa của Quan Vũ trong tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa” 

Vào những năm cuối thời Đông Hán, quần hùng phân tranh, tinh thần hiệp nghĩa lại một lần nữa nổi lên. Vậy nên ngay cả tiểu thuyết văn học dựa trên thời kỳ này cũng được đặt là “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, có nghĩa là quần hùng phân tranh, làm nổi lên hàm ý sâu xa của chữ “Nghĩa”.

Người am hiểu về “Tam Quốc Diễn Nghĩa” đều có thể cảm nhận được cái nhân nghĩa của Lưu Bị, ân nghĩa của Gia Cát Lượng, trung nghĩa của Trương Phi và Triệu Vân, hiệp nghĩa của Trương Liêu. Còn “Nghĩa” đạt đến cực điểm trong tiểu thuyết này thì có lẽ là Quan Vũ.

Lúc Quan Vũ đang săn bắn ở Hứa Điền đã mưu tính diệt trừ Tào Tháo, thể hiện ra lòng trung nghĩa với nhà Hán.

Quan Vũ đem con dấu Hoàng thượng ban thưởng treo nơi đại sảnh, đem tài vật Tào Tháo tặng niêm phong lại, sau đó chỉ đưa theo hơn 20 tùy tùng, bảo hộ hai vị phi tần, ngàn vạn dặm đường xa xôi đi tìm huynh trưởng Lưu Bị. Điều này thể hiện ra lòng trung nghĩa với chủ cũ.

Trong trận Xích Bính, Quan Vũ tha mạng và thả Tào Tháo ở đường Hoa Dung thể hiện ra lòng nhân nghĩa có ơn tất sẽ báo đáp, cũng thể hiện ra tinh thần hiệp nghĩa không “giậu đổ bìm leo”.

Tào Tháo cố ý sắp đặt cho Quan Vũ và hai người vợ Lưu Bị ở cùng một phòng để ông mắc lỗi đạo với Lưu Bị và không trở về với Lưu Bị được nữa. Nhưng khi hai vị phu nhân ấy đi ngủ, Quan Vũ đứng cầm đuốc bên ngoài canh gác suốt đêm cho tới sáng. Điều này thể hiện lễ nghĩa của Quan Vũ. Lòng trung nghĩa và tình nghĩa đối với Lưu Bị cùng anh em kết nghĩa của Quan Vũ đạt đến cao độ “dùng tài vật hối lộ cũng không động tâm, dùng chức vị dụ dỗ cũng không thay đổi ý chí”.

Các triều đại trong lịch sử đều tôn trọng và đề cao tinh thần hiệp nghĩa. Như triều đại nhà Đường, trong hầu hết thời gian tồn tại, đều duy trì triều đình trong sạch, kinh tế thịnh vượng, nhà nước hùng mạnh, tư tưởng cởi mở và tính cách tự do, vì vậy mà tinh thần nghĩa hiệp cũng rất phổ biến. Những kẻ sỹ hào hiệp, hiểu lễ nghĩa ở đâu cũng xuất hiện.

Có thể nói, tinh thần hiệp nghĩa chân chính đã cắm rễ sâu trong lòng xã hội thời cổ, là điều mà ai ai cũng hướng đến và tán dương. Ngày nay, tuy rằng những câu chuyện về hiệp sỹ chỉ còn được truyền lưu trong dân gian nhưng tinh thần hiệp nghĩa thì vẫn khiến người ta ngưỡng mộ mãi.

Theo Epoch Times tiếng Trung

Video hay

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê