Khang Hy là Hoàng Đế thứ tư của nhà Thanh, được xếp vào danh sách 10 vị Hoàng Đế Vĩ Đại trong lịch sử 5000 năm Trung Quốc. Bài tóm lược về tinh thần “Chính Nhân Thiên Tử” của ông để thêm hiểu: đó là Phúc của xã tắc khi có người đứng đầu như thế !!!
Hoàng Đế Khang Hy.
Khi mới lên 8 tuổi, Ái Tân Giác La Hoàng Diệp được cha là Thuận Trị Đế truyền lại ngôi khi Ngài đang lâm bệnh nặng, di huấn cho 4 Đại Thần phò Tân Đế nhiếp chính (lấy niên hiệu Triều đại Khang Hy). Trong số đó có Ngao Bái (công thần 3 đời từ trước) ngạo ngược, có ý vô lễ coi thường Vua trẻ mà lũng đoạn thâu tóm quyền lực triều đình. Cứ thế thì nguy cơ nội loạn và mất Đế nghiệp tổ tông.
Khang Hy thông minh sớm nhận thấy thế, hiềm còn nhỏ, chưa có thực quyền, nhưng đã nuôi ý chí phi thường. Ngài hiểu trước khi có cơ hội phải phát khí chất Thiên Tử.
Khi gần 10 tuổi, một sáng chuẩn bị thiết triều sau vài ngày nghỉ lễ, nhưng ông vẫn ốm nặng. Thái Hậu thương xót mà rằng: Con không cần cố, xã tắc hiện không có chuyện gì hệ trọng, thân đang ốm, chi bằng cho tuyên bãi triều mà nghỉ ngơi.
Ông đáp: một ngày con không ra mắt văn võ bá quan là hệ trọng, bọn người đang chờ dưới điện lấy cớ đó làm hệ trọng, kẻ mừng kẻ lo không tỏ thế nào sẽ sinh chuyện hệ trọng. Ngao Bái sẽ nhân đó thêm mưu việc hệ trọng thoán nghịch. Thái Hậu hãy sai người chỉnh trang cho con sáng láng, đường hoàng, đừng nên can con làm bổn phận của Mặt Trời.
Ra Triều, bá quan quỳ lạy tung hô vạn tuế. Riêng Ngao Bái chỉ đứng thi lễ hời hợt. Khang Hy dõng dạc hỏi: sao ngươi không theo tôn phép?
Ngao Bái giả lả viện cớ đau gối!
Khang Hy quyết liệt: chân ngươi không muốn thi hành lễ quân thần thì đứng cũng là nhen mầm loạn, và quát thị vệ lôi ra đập gẫy chân hắn đi. Ngao Bái cả sợ vội quỳ vội xuống không tỏ đau đớn gì. Vua tha cho và nói mạch lạc: chức cao đến đâu cũng phải hành nghi thức để còn lòng tuân kính, thân tâm dù thế nào cũng không dung chứa sự dối trá. Sau lần ấy Ngao Bái cẩn trọng bớt ngông nghênh đi khá nhiều khi trước mặt Vua. Hắn tỏ ra có bệnh thật mà nhiều lần kiếm cớ không vào chầu.
Qua vài lần thế Khang Hy xa giá đến nhà hắn thăm. Ngao Bái lòng lo sợ, giả đau ốm nặng nằm nhắm nghiền mắt, nhưng trong tay áo thủ sẵn con dao nhỏ nhọn sắc. Vua đến bên giường, làm cử chỉ quan tâm đưa tay ra bắt mạch Ngao Bái, con dao bị rơi ra. Vô cùng hoảng sợ hắn chồm dậy quỳ xuống trước mặt vua ấp úng! Khang Hy cả cười : ngươi là Đại quan mà vẫn giữ thói quen của dân thường Mãn Thanh (luôn mang dao ngắn trong người thủ sự), thì cũng khá khen là còn nhớ gốc, chỉ là chưa phải phép khi thân đảm chức lớn, trước Thiên Tử. Ngài nhanh chóng bỏ qua mà trò chuyện vui vẻ động viên, rồi hồi cung.
Ngao Bái kính sợ tạ ơn Vua, nhưng loạn thần trí, nghĩ càn: tội hắn to và tích đến mức diệt gia…. nên vẫn nuôi âm mưu hại Vua. Việc này mật vụ thân tín của Khang Hy có nắm được, tấu lên: cần sớm chủ động hạ sát Ngao Bái, bằng kế mời hắn cùng đi săn, sai cung thủ bắn chết từ sau lưng. Khang Hy mắng: kế của các ngươi khiến Đế Vương ta hèn kém, sinh điều tiếng xấu trong Thiên Hạ, là Vua mà mất ‘Chính Nhân Thiên Tử’ thì xứng gì để cai trị xã tắc.
Ngài cho người trung tín điều tra, liệt kê các tội buôn quan bán tước, lũng đoạn Triều chính, gây bè kết đảng…. của Ngao Bái. Rồi Ngài triệu hắn đến, đường hoàng bảo: ta là Đế Vương, thân Thiên Tử xử sự có đạo nên lời ta, chứng cứ trong tay ta như ‘kính chiếu yêu’ ! Ngươi đã đầy tội lỗi. Nhưng đặc sủng cho ngươi tự chọn chỗ sám hối và cách định đoạt bản thân. Ta muốn bách quan hiểu: Hoàng Đế ta mang ân uy của Thiên Tử Chính Nhân, ai cũng tìm thấy chỗ thích đáng của mình trong đó !
Ngao Bái tự dẫn thân vào ngục tối. Hoạ hắn được dẹp. Khang Hy 14 tuổi tự mình chấp chính tuyệt vời 61 năm nữa thịnh trị, với phương châm: xã tắc vững vàng là bởi lòng dân yên ổn, trong đó luôn tin có “Thiên Tử là Chính Nhân” của họ.
Nguyễn Tất Thịnh