Tín dụng chính sách xã hội – điểm tựa vững chắc của người nghèo

8:22 | 25/09/2024

Trong thời gian qua, công tác triển khai vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai mạnh mẽ, trở thành điểm tựa vững chắc của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện.

Đoàn kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Đắk Lắk làm việc tại huyện Krông Ana về công tác triển khai vốn tín dụng chính sách.

Krông Ana là một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 32 km theo đường Tỉnh lộ 2. Diện tích tự nhiên của huyện là 35.590 ha, với có 8 đơn vị hành chính (gồm 7 xã và 1 thị trấn).

Dân số toàn huyện hiện nay khoảng 21.671 hộ, 92.544 khẩu. Theo kết quả điều tra hộ nghèo, tổng số hộ nghèo của huyện là 808 hộ chiếm tỷ lệ 3,73% tổng số hộ; hộ cận nghèo cuối năm 2023 là 1.875 hộ, chiếm 8,65% tổng số hộ; hộ mới thoát nghèo 362 hộ chiếm 1,68% tổng số hộ.

Thời gian qua, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Krông Ana đã bám sát chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của HĐQT NHCSXH tỉnh Đắk Lắk, cũng như Kế hoạch phát triển kinh tế của UBND huyện, tập trung lãnh, chỉ đạo các phòng, ban, địa phương và Phòng giao dịch NHCSXH huyện tập trung triển khai công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện.

Cụ thể, tính đến ngày 31/8/2024, tổng nguồn vốn đạt 461.153 triệu đồng, tăng 33.427 tỷ đồng so năm 2023 (+7,2 %), tăng 93.492 triệu đồng so với năm 2022 (+20,3%).

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đến ngày 31/8/2024 đạt 459.652 triệu đồng, tăng 33.426 triệu đồng so với năm 2023 (+7,84%), đạt 99,92% kế hoạch năm, với 8.981 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ, chiếm 48% tổng số hộ dân toàn huyện. Tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là 958 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 0,21%).

Chất lượng hoạt động của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn: Xếp loại tốt 204/208 tổ, chiếm 97,1%; xếp loại khá 03/208 tổ, chiếm 2,4%, loại trung bình 01/208 tổ, chiếm 0,5%.

Hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách tại cấp xã có 8/8 xã đạt loại tốt. Có 2/8 xã không có nợ quá hạn (25%); 21/32 hội đoàn thể cấp xã không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 65,6%) và 191/208 Tổ Tiết kiệm & Vay vốn không có nợ quá hạn (91,8%).

Đoàn kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Đắk Lắk tiếp xúc và làm việc với một số hộ dân trên địa bàn huyện Krông Ana.

Nguồn vốn vay đã tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận vốn để đầu tư sản xuất chăn nuôi, xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tạo việc làm cho người dân,… góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Krông Ana vẫn còn những tồn tại, khó khăn như nợ quá hạn, nợ khoanh còn cao. Tình trạng hộ vay bỏ đi khỏi nơi cư trú vẫn còn phát sinh nên gặp khó khăn trong việc quản lý nợ, làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng chính sách. Bên cạnh đó, vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện,…

Để khắc những mặt còn tồn tại và hạn chế, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Krông Ana xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới đó là: Tiếp tục bám sát chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, các Nghị quyết HĐQT cấp trên, hướng dẫn của Giám đốc NHCSXH tỉnh và Quyết định của UBND huyện ban hành một số chỉ tiêu và giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 tại địa phương; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác, các phòng, ban có liên quan để thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội đề ra.

Bên cạnh đó, tập trung xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, coi trọng công tác thu nợ, thu lãi; củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, tích cực huy động, khai thác các nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay, cho vay các chương trình tín dụng chính sách xã hội theo chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2024, phấn đấu tăng trưởng dư nợ khoảng 8-10%/năm./.

Thế Hiếu

Cùng chuyên mục

Nhà báo & Công luận ở Bắc miền Trung

Nhà báo & Công luận ở Bắc miền Trung

Cư Kuin: Nâng cao chất lượng hoạt động các Điểm giao dịch xã

Cư Kuin: Nâng cao chất lượng hoạt động các Điểm giao dịch xã

Nữ tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn nhiệt tình, trách nhiệm

Nữ tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn nhiệt tình, trách nhiệm

Droppii SuperCenter Cần Thơ – Bước tiến chiến lược mới của Droppii trong hành trình gia tăng trải nghiệm khách hàng

Droppii SuperCenter Cần Thơ – Bước tiến chiến lược mới của Droppii trong hành trình gia tăng trải nghiệm khách hàng

Giải ngân cho vay cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở Krông Nô

Giải ngân cho vay cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở Krông Nô

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách ở CưKuin

Nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách ở CưKuin

Đắk Lắk: Hơn 485 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn

Đắk Lắk: Hơn 485 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn

Hội Thiết bị Y tế TP. HCM khai mạc Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 – 2029

Hội Thiết bị Y tế TP. HCM khai mạc Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 – 2029