Lan can cầu Chương Dương có thực sự an toàn?

12:11 | 06/11/2018

Vụ việc xe ô tô Mercedes đâm đổ lan can cầu Chương Dương lao xuống sông Hồng khiên hai cô gái trẻ mất mạng, nhiều ý kiến cho rằng, nếu như lan can cầu Chương Dương được gia cố chắc chắn như nhiều cây cầu khác thì hậu quả sẽ không nghiêm trọng. Việc cho ô tô đi vào làn xe máy cần từng bước điều chỉnh cho hợp lý, đặc biệt với xe tải và xe buýt. Dư luận cho rằng hệ thống lan can “mỏng như lá lúa” liệu có thực sự an toàn cho các phương tiện qua đây?


Trước đó, khoảng hơn 19h ngày 3/11, một ôtô đi trên cầu Chương Dương hướng từ quận Long Biên về trung tâm Hà Nội. Khi đến nhịp cầu số 19 phía quận Long Biên, chiếc ô tô này mất lái, đâm văng vài mét lan can cầu và lao xuống sông Hồng, 5m lan can thuộc nhịp cầu số 19 bị gãy rơi xuống sông.

Sau nhiều giờ tìm kiếm, tới rạng sáng 4/11, lực lượng chức năng đã trục vớt và đưa thi thể 2 người trong chiếc xế hộp tông qua lan can cầu Chương Dương (Hà Nội) lao xuống sang Hồng sau nhiều giờ tìm kiếm.

Sau 2 ngày xảy ra sự việc xe ô tô Mercedes đâm đổ lan can cầu Chương Dương lao xuống sông Hồng, ghi nhận trên cầu Chương Dương vào chiều qua chúng tôi nhận thấy, tại vị trí lan can bị ô tô húc đổ đã được đơn vị quản lý cầu thay bằng tấm lan can mới, sơn kẻ, hoàn thiện lại. Giao thông tại đây cũng như toàn bộ cầu Chương Dương đi lại bình thường.

Tại thời điểm PV có mặt không phải giờ cao điểm, nhưng lưu lượng ô tô, xe máy qua lại các làn đường vẫn đông đúc. Ngoài ô tô con, xe buýt, ghi nhận lưu lượng phương tiện tại đây chúng tôi còn chứng kiến có cả xe tải từ 0,5 đến 3 tấn qua cầu. Đặc biệt 2 bên làn đường biên dành cho xe máy, ngoài ô tô con còn có cả xe buýt, xe tải lưu thông. Tại một số vị trí chúng tôi đứng ghi nhận ở hai làn đường biên, mỗi khi có xe buýt, xe tải đi qua, thành, nền cầu rung lên bần bật. Với bờ bê tông làm móng dựng các thanh lan can sắt ở 2 bên cầu, nhiều đoạn bị nứt, bong tróc…

Nhiều ý kiến cho rằng việc phân luồng cho xe ô tô đi vào làn xe máy trên cầu Chương Dương là làm sai so với thiết kế. Và thực hệ thống sự lan cầu Chương Dương mỏng như ‘lá lúa” vững chắc như nhiều cây cầu khác bắc qua Sông Hồng liệu có vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra?

Theo tìm hiểu của PV được biết Tổng Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (Bộ GTVT), cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200, nối trung tâm quận Hoàn Kiếm  với quận Long Biên và là cửa ngõ giao thông huyết mạch của Hà Nội. Chiều dài cầu 1.230m gồm 21 nhịp: 11 nhịp thép; 10 nhịp bê tông trong đó 7 nhịp ở phía Hoàn Kiếm và phía Long Biên có 3 nhịp. Tải trọng: H30. Cầu chia làm bốn làn xe chạy hai chiều. Phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5m. Hai làn xe ô tô chạy phần giữa cầu. Cầu được xây 10/10/1983, đưa vào sử dụng 30/6/1985 và đã tiến hành sửa chữa từ năm 2002.

Nhiều chuyên gia cũng nhận định cho rằng với thiết kế đường “cánh gà” hai bên cầu Chương Dương chỉ dành cho xe máy, mặt đường và hệ thống lan can sắt (dạng răng lược) được xây dựng ở đây cũng chỉ đảm bảo cho xe máy lưu thông an toàn. Việc cho xe ô tô đi vào là không đúng thiết kế và hệ thống lan can ở đây cũng không đảm bảo khi có va chạm giao thông với ô tô xảy ra.

Trao đổi với cơ quan ngôn luận về chức năng và thiết kế của làn đường cánh gà hai bên cầu Chương Dương trước đó, cả đại diện Bộ GTVT (đơn vị xây dựng cầu) và các đội CSGT đảm bảo giao thông trên cầu Chương Dương đều khẳng định, chỉ 2 làn đường ở giữa dành cho ô tô, còn làn đường 2 bên cánh gà chỉ dành cho xe máy. Cũng  theo đại diện Bộ GTVT, cầu Chương Dương được xây dựng sau cầu Thăng Long chỉ vài năm, tức vào thời điểm 1980. Sau đó được Bộ GTVT bàn giao cho Hà Nội quản lý và tổ chức về mặt giao thông.

Ở một diễn biến khác, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, trước đây qua sông Hồng bằng ô tô tại khu vực nội thành chỉ có cầu Chương Dương nên việc làn cầu 2 bên cánh gà được tổ chức cho cả ô tô đi chung với xe máy là do sức ép giao thông.

Nhiều luồng ý kiến cho rằng hiện tại để đi vào khu vực nội đô có thêm cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì được thông xe thì việc này cần phải xem xét, điều chỉnh lại cho hợp lý. Hơn nữa, việc sử dụng các cây cầu bắc quan Sông Hồng cần được sử dụng đúng thiết kế không chỉ đảm bảo về tuổi thọ mà còn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua. Hệ thống lan can cầu cần được gia cố vững chắc cũng được tính toán đến để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Chính Quân/VHVN

 

 

Video hay


Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình