Tiên phát chế nhân: Oai hùng tướng Việt xuất binh chinh phạt Trung Quốc

14:30 | 16/04/2022

Trước âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống, danh tướng đương triều của Đại Việt – Thái úy Lý Thường Kiệt bẩm tấu rằng: “Ngồi yên đợi giặc sao bằng đánh trước để bẻ gãy mũi nhọn của nó.


Tên tuổi danh tướng Lý Thường Kiệt gắn với chiến thắng quân Tống lần thứ hai của quân dân Đại Việt. Trong đó trận đánh “Tiên phát chế nhân” do đích thân ông xuất binh sang chinh phạt nước Tống được coi là một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử nước nhà.

Ý đồ xâm lược nước Nam

Năm 1010, Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý. Để củng cố khu vực biên giới phía bắc, nhà Lý dùng chính sách gả công chúa cho các thủ lĩnh miền núi để gắn chặt mối quan hệ với họ.

Những năm sau đó trải qua 3 triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông, nước Đại Việt phát triển ổn định và khá vững mạnh.

Chân dung Lý Thường Kiệt trên bìa sách của Hoàng Xuân Hãn.

Trong khi đó trong vương triều nhà Tống, Vương An Thạch – Một viên quan chuyên đảm trách về Kinh tế – chính trị trong triều chú ý đến phương Nam và muốn lập công ở ngoài biên, y tâu lên vua Tống rằng:

– Giao Chỉ (tức Đại Việt) vừa đánh Chiêm Thành bị thất bại, quân không còn nổi một vạn, bệ hạ có thể lấy quân Ung Châu sang chiếm vùng đất này.

Vậy là năm 1073, vua Tống Thần Tông bèn phái Thẩm Khởi, Lưu Di làm Quảng Tây Kinh Lược Sứ truyền cho lo việc xuất quân chuẩn bị đánh chiếm Giao Chỉ.

Thẩm Khởi liền cho đặt các doanh trại, sửa đường tiếp tế, phủ dụ 52 động thuộc Ung Châu sung công các thuyền chở muối để diễn tập thủy chiến, chuẩn bị Nam chinh.

Chiến lược ‘Tiên phát chế nhân’

Năm 1072 vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức mới 7 tuổi lên ngôi, xưng hiệu là hoàng đế Lý Nhân Tông. Thái phi Ỷ Lan làm nhiếp chính, được sự phò tá của các đại thần, đặc biệt là hai rường cột của triều đình là Lý Thường Kiệt và Lý Đạo Thành nên tình hình quốc gia của Đại Việt vẫn khá ổn định.

Đặc biệt, năm 1073, một tiến sĩ nhà Tống là Từ Bá Tường vì không được trọng dụng nên đã đem bí mật quốc gia trao đổi với nhà Lý. Bởi thế triều đình Đại Việt đã nắm được khá đầy đủ tình hình chuẩn bị chiến tranh của nhà Tống.

Triều đình Đại Việt tập trận chống quân Tống

Lúc này bên Tống đang tập hợp và huấn luyện khoảng 10 vạn quân ở ba căn cứ là Ung Châu, Khâm Châu, và Liêm Châu, song chưa thể chinh chiến ngay được vì số quân này là tân binh vùng Hoa Nam vừa mới tuyển về. Nhà Tống dự định sẽ rút thêm 45 ngàn cấm binh thiện chiến ở phương Bắc đưa xuống bổ sung cho chiến trường phía Nam để lập đạo quân chủ lực, khi đó sẽ tiến đánh Đại Việt.

Trước tình hình đó danh tướng đương triều của Đại Việt – Thái úy Lý Thường Kiệt bẩm tấu rằng:

“Ngồi yên đợi giặc sao bằng đánh trước để bẻ gãy mũi nhọn của nó. Đồng thời đề ra chủ trương thực hiện một chiến lược đánh đòn phủ đầu gọi là kế “Tiên phát chế nhân”, quyết định mở trận tiến công quy mô lớn sang đất Tống.

Chủ động đưa quân sang đánh phủ đầu quân Tống

Thực hiện chiến lược “Tiên phát chế nhân”, Đại Việt đã huy động 10 vạn quân sang đánh phá căn cứ Ung Châu của nhà Tống.

Theo kế hoạch, đạo quân của triều đình do đích thân Lý Thường Kiệt chỉ huy, gồm cả thủy quân và lục quân xuất phát từ vùng Móng Cái – Quảng Ninh ngày nay theo phía Đông tiến vào đất Tống, nhắm thẳng Khâm Châu.

Đạo quân do đích thân Lý Thường Kiệt chỉ huy tiến vào đất Tống

Còn đạo quân của các thủ lĩnh dân tộc thiểu số ở phía Tây đặt dưới sự chỉ huy của Tông Đản chia làm 4 mũi tiến vào đất Tống theo kế hoạch đã định: đạo quân phía Tây sẽ “giương Tây” để đạo quân phía Đông bất ngờ “kích Đông”.

Đúng như dự đoán của Lý Thường Kiệt, Quân Tống bị thu hút vào phía Tây, nên lơ là ở phía Đông. Đã có người Khâm Châu phát hiện và báo cho tướng giữ thành là Trần Vĩnh Thái về nguy cơ quân Đại Việt tấn công nhưng Thái không tin.

Khi có tin đạo quân phía Đông của Đại Việt đến tập kích, Thái vẫn thản nhiên bày tiệc uống rượu. Đến lúc cánh quân của Lý Thường Kiệt kéo vào, quân Tống đã không chống đỡ nổi.

Nghe tin Khâm châu thất thủ, quân Tống ở Liêm Châu cố phòng bị nhưng không chống nổi. Sau đó, Lý Thường Kiệt dẫn quân đến Ung Châu phối hợp cùng đạo quân phía Tây quyết tâm hạ thành châu Ung.

Thu phục lòng dân

Lại nói về cánh quân chủ lực của triều đình Đại Việt, Lý Thường Kiệt kéo quân tiến sâu vào nội địa. Phía Tống không còn quân cản đường, quân Lý kéo đến thành Ung Châu.

Lý Thường Kiệt lo ngại người dân nước Tống ra cản đường gây khó dễ cho quân nhà Lý, muốn phô rõ danh nghĩa của cuộc Bắc phạt, tuyên cáo rằng chỉ đánh tham quan và quân Tống chứ tuyệt không hại dân lành.

Lý Thường Kiệt viết tuyên cáo rằng chỉ đánh tham quan và quân Tống chứ tuyệt không hại dân lành.

Dân Tống thấy lời tuyên cáo đều mừng vui đồng tình, mang rượu thịt ra khao quân của Lý Thường Kiệt. Từ đó mỗi khi dân Tống thấy cờ hiệu Lý Thường Kiệt từ xa đều nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam và cùng nhau bày án bái phục trên đường. Do đó uy danh quân Lý lan rất xa và không bị người dân nước Tống cản đường gây khó dễ.

Ngày mùng 1 tháng 3 năm 1076, thành Ung Châu bị quân Lý triệt hạ sau 42 ngày cố thủ thương vong hai bên nhiều vô số.

Bài học lịch sử

Dù cuộc tấn công này đối với quân Đại Việt mang mục đích tự vệ chính đáng, cũng phải nói rằng trong số những người nước Tống bị giết có nhiều người mất mạng oan uổng. Họ cũng như quân dân Đại Việt, là nạn nhân trong tham vọng bá quyền của Tống triều.

Sau thất bại này, cả Tống Thần Tông và Vương An Thạch đều quy lỗi cho các tướng dưới quyền. Thẩm Khởi và Lưu Di bị truy xét tội trạng.

Cả Tống Thần Tông và Vương An Thạch đều hối tiếc vì không đánh Đại Việt sớm – ngay từ khi vua Lý Nhân Tông bên Đại Việt mới lên ngôi. Sau khi Ung Châu thất thủ, phía nhà Tống thừa nhận không còn cơ hội “đánh úp Giao Chỉ” nữa, nhưng vẫn chuẩn bị kế hoạch phục thù.

Sau này, nhà nghiên cứu lịch sử Hoàng Xuân Hãn có nhận xét rằng:

“Nhà Tống tiếc rẻ không đánh Đại Việt trước, nhưng không biết rằng sở dĩ Tống bị đánh trước vì dự định đánh Đại Việt. Trong cuộc chiến này, phía Đại Việt nhờ có Lý Thường Kiệt chủ động đi một bước trước nên đã giành thắng lợi hoàn toàn và tránh khỏi được thất bại về sau”.

 

Theo http://tapchiqptd.vn/vi/nghien-cuu-tim-hieu/tu-tuong-tien-phat-che-nhan-trong-cuoc-chien-tranh-chong-tong-xam-luoc-1075-1077/8095.html

Video hay


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương