Thưởng tiền cho học sinh điểm cao: Không phải phương pháp giáo dục của sư phạm

15:56 | 04/06/2018

Việc thưởng tiền cho học sinh khi bài kiểm tra đạt từ 6,5 điểm trở lên của một giáo viên đang khiến cho dư luận dấy lên nhiều tranh cãi về tính “giáo dục” của phương pháp khuyến học “chịu chơi” nhưng cũng hiếm thấy này.


Mới đây, một đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo trực tiếp thưởng cho học sinh khi đạt bài kiểm tra từ 6,5 điểm trở lên được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Theo đó, cô Dư Thị Lan Hương – giáo viên thỉnh giảng Trường THCS Chu Văn An (quận 1, TPHCM) treo thưởng 20.000 đồng mỗi bài kiểm tra trên 6,5 điểm tại lớpdo cô chủ nhiệm. Còn với lớp phụ trách bộ môn, cô thưởng mỗi bài kiểm tra là 10.000 đồng.

Khi clip cô Hương thưởng tiền cho học sinh được chia sẻ trên mạng, nhiều người đã gọi cô là “cô giáo giàu nhất hành tinh”, “cô giáo chịu chơi nhất Vịnh Bắc bộ”… Bên cạnh đó là những tranh cãi trái chiều xung quanh việc này.

Một số người bày tỏ sự thích thú và tán đồng với cách mà cô dùng để khuyến khích học trò nhưng cũng không ít người phản đối phương pháp này và cho rằng việc này sẽ “làm hư” học trò.

Theo GS-TSKH Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, việc động viên, khuyến khích học trò cố gắng, phấn đấu trong học tập là điều nên làm. Cô giáo Hương của Trường THCS Chu Văn An, TP. Hồ Chí Minh cũng xuất phát từ việc muốn học trò luôn phấn đấu học tốt mà có hình thức khen thưởng cho các em.

Tuy nhiên, GS Dong cho rằng giáo viên có nhiều hình thức để khuyến học. Việc thưởng tiền cho học sinh là hiếm thấy và hoàn toàn không nên.

“Trong suốt quãng đời dạy học của mình, tôi chưa thấy thầy cô nào lại dùng tiền để thưởng cho học sinh như vậy. Chính bản thân tôi cũng không thể hiểu được tác dụng của việc thưởng tiền này là gì. Động viên học sinh học tốt có rất nhiều cách như bằng lời nói, bằng cách ứng xử, chứ không phải bằng tiền”, GS Dong nói.

Việc dùng tiền để thưởng cho học sinh khi có điểm tốt không thể thành phong trào hay điểm hình. Bởi lẽ, giáo viên không phải là người giàu có để lúc nào cũng có thể đi thưởng tiền cho học sinh. Quan trọng hơn, giáo dục học sinh bằng cách thưởng tiền chưa bao giờ là phương pháp được nhắc đến trong môi trường sư phạm.

“Nếu việc thưởng tiền cho học sinh thành lệ, cứ học tốt thì được tiền thì vô hình chung sẽ biến việc học tập thành mua bán, trao đổi”, GS Dong nhấn mạnh.

Theo đánh giá của GS Dong, việc làm của cô giáo Hương là “cá biệt” ở trong trường và các giáo viên khác có thể cũng không đồng tình với phương pháp này của cô. Chính vì vậy, hội đồng giáo viên nên có sự thảo luận để đi đến sự thống nhất trong môi trường giáo dục, tìm ra phương pháp thích hợp để khen thưởng, khuyến khích học trò.

Theo Laodong

Video hay


Cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Ocean Edu Tân Yên: Vinh danh học viên xuất sắc quý I/2025

Ocean Edu Tân Yên: Vinh danh học viên xuất sắc quý I/2025

Gần 100 vận động viên tham gia Giải Pickleball Cúp Báo chí Hà Tĩnh lần thứ Nhất năm 2025

Gần 100 vận động viên tham gia Giải Pickleball Cúp Báo chí Hà Tĩnh lần thứ Nhất năm 2025

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025