Thượng thư Đào Hữu Ích – Bậc đại “Trí” của vương triều Nguyễn

12:32 | 12/03/2024

Nằm trong Ngũ Thường của Nho học “Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín”, có thể nói rằng chữ “Trí” là phẩm chất hàng đầu của Thượng thư Đào Hữu Ích.

Xuất thân nghèo khó, phải đi ở giúp gia đình, chữ “Trí” đã giúp Cụ vươn lên, được gia chủ mến mộ, không những nuôi ăn học mà còn gả con gái cho.

Cụ nhanh chóng dùng chữ “Trí” vượt qua tứ trường thi Hương, đỗ Cử nhân. Đứng trước sự lựa chọn con đường học tiếp và thi đỗ Tiến sĩ để làm chức quan lớn, hay con đường làm ngay chức quan vừa, rồi cống hiến để vượt lên. Cụ đã đúng đắn chọn con đường thứ hai, dùng chữ “Trí” để vươn lên giữa chốn quan trường, cống hiến trên nhiều cương vị và phương diện (*).

Tọa đàm về Danh nhân Đào Hữu Ích

Chữ “Trí” thể hiện rõ khi triều Nguyễn chọn Cụ làm Chánh chủ khảo thi Hương ngay tại Kinh thành Huế để tuyển chọn nhân tài, vị trí này thường dành cho các Tiến sĩ. Trước đó ở Hà Tĩnh, có Nguyễn Công Trứ đỗ Cử nhân nhưng vẫn được cử làm Chánh chủ khảo thi Hương. Điều này rất đặc sắc, chứng tỏ triều đình thừa nhận thực học, thực “Trí” của Cụ.

Chữ “Trí” đã giúp Cụ thành danh ở giai đoạn vô cùng nhiều khó khăn. Vua Tự Đức băng hà năm 1883, để lại một giang sơn rối bời, nửa tây – nửa ta, nửa tối – nửa sáng, nửa có chủ quyền – nửa mất nước, nửa yên bình – nửa loạn lạc. Cụ đã nương theo thời thế, vận dụng sáng tạo, tỏa được các ảnh hưởng, các giá trị của mình. Cụ là một trong những người được chọn để ghé vai gánh vác giang sơn, làm được rất nhiều việc, để lại nhiều công đức cho đất nước, cho quê hương.

Thời vua Thành Thái, bằng thực trí của mình, Cụ Đào Hữu Ích được tặng thưởng Huân chương Minh Nghĩa Bội Tinh

Khi dấn thân vào chính trường, Cụ năng nổ nhưng lại cẩn trọng, trí tuệ, kèm với tình cảm cân bằng, khiến những chức trách thực hiện đều trọn vẹn, cho dù làm quan qua nhiều vùng và nhiều lĩnh vực. Như việc, Cụ vốn nhân danh quan triều đình nhưng lại ưu ái, khéo léo, tận tâm để cứu những nghĩa sĩ Cần Vương thoát khỏi sự trả thù của những kẻ xâm lược và tay sai.

Được triều Nguyễn đề bạt chức Tổng đốc, một chức quan hàm Chánh Nhị phẩm, khi toàn cõi nước nhà bị cai trị. Lại một lần nữa, Cụ trí tuệ, tỉnh táo, từ bỏ mộng công danh và xin về nghỉ, việc mà dễ mấy ai làm được. Cụ về nghỉ với hàm là Tổng đốc trí sỹ, ngang với Thượng Thư, vì thế mà sau này người dân gọi Cụ với cái tên tôn kính, thân thương là Cụ Thượng Đào.

Có thể nói rằng, Cụ Đào Hữu Ích là bậc đại “Trí”, phẩm chất này xuyên suốt cuộc đời của vị Thượng thư họ Đào.

                                                                           Nhà sử học Lê Văn Lan

———————-

(*): Cùng khóa thi Hương ở trường thi Nghệ An, trong tổng số 22 người đỗ Cử nhân, một số sĩ tử chọn con đường học thi tiếp và đỗ đến Tiến sĩ. Trong khóa thi đó, với thực trí của mình, Cụ Đào Hữu Ích làm quan đạt hàm phẩm  cao nhất (Tr. 372-375 cuốn Quốc Triều Hương Khoa Lục – Tác giả Cao Xuân Dục – NXB Lao Động – Tái bản năm 2011).


Cùng chuyên mục

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Đền Truông Bát Hà Tĩnh: Đìu hiu chờ ngày xử lý

Đền Truông Bát Hà Tĩnh: Đìu hiu chờ ngày xử lý

Mấy ý kiến về chọn mặt nạ tuồng (hát bội) tiêu biểu phục vụ quảng bá phát triển du lịch Bình Định

Mấy ý kiến về chọn mặt nạ tuồng (hát bội) tiêu biểu phục vụ quảng bá phát triển du lịch Bình Định

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

Hà Tĩnh: Tổ chức Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”

Hà Tĩnh: Tổ chức Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”

Hà Tĩnh: Sai phạm tại Di tích văn hoá Đền Truông Bát “Sinh con rồi mới sinh cha – Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

Hà Tĩnh: Sai phạm tại Di tích văn hoá Đền Truông Bát “Sinh con rồi mới sinh cha – Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

“Đôi bờ Ví, Giặm” – Chương trình nghệ thuật kết nối tinh hoa di sản

“Đôi bờ Ví, Giặm” – Chương trình nghệ thuật kết nối tinh hoa di sản

HÀ TĨNH: Cơ sở nào cho Đền Truông Bát là nơi thờ cúng Thân Mẫu của Quan Hoàng Mười?

HÀ TĨNH: Cơ sở nào cho Đền Truông Bát là nơi thờ cúng Thân Mẫu của Quan Hoàng Mười?