Việc cải tạo đất lâm, nông nghiệp để thay đổi phương thức sản xuất, mang lại hiệu quả cao trong nông nghiệp là việc làm được ủng hộ. tuy nhiên với hình thức này nhiều diện tích đất nông lâm nghiệp đã được phù phép dân dần thành đất ở…Và vụ việc ở Hố Chàng phường Thủy Dương Thị xã Hương thủy, Thừa Thiên Huế là không ngoại lệ. không ai cải tạo đất lâm nghiệp trên diện tích hơn 1 ha lại dùng máy ủi, máy xúc san bằng cả khe nước tự nhiên, tạo ra mặt bằng như thế này.
Khi phát hiện ra có người và phương tiện máy ủi, máy xúc đang san lấp quả đồi ở khu vực Hố Chàng, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy nhiều hộ gia đình ở đây đã phản ứng vì việc làm phá vỡ tự nhiên, nguy cơ sạt lỡ và xói mòn đất đai, lăng mộ và ngập nước vào mùa mưa sẽ xảy ra. Họ đã viết đơn đến chính quyền địa phương nhờ can thiệp. Sau 10 ngày không có động thái gì từ chính quyền các hộ này mới kêu gọi can thiệp từ truyền thông. Và chỉ khi có phóng viên đến hiện trường thì động thái tạm đình chỉ công trình được gấp rút thực hiện.
Chúng tôi đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND phường, cán bộ địa chính phường. Được biết đây là diện tích đất đã cấp cho ông Lê Sơn Hà, một người dân ở ngoài địa phương vào năm 2016 và ông đã chuyển nhượng cho ông Nguyễn Trung Kiên và Văn Viết Nghĩa ở thành phố Huế vào năm 2018…cách lý giải của UBND phường Thủy dương là việc chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích là hợp lý. Ông Ngô Hữu Thuận, Chủ tịch UBND phường Thủy Dương cho biết: Do đất này sản xuất kém hiệu quả, ngày trước (thời bao cấp) bà con xã viên trồng sắn khoai sau đó trồng Bạch đàn, nhưng hiệu quả kém. Nhiều hộ bỏ hoang, theo luật đất đai thì sau một thời gian nhất định tùy vào loại đất sẽ được cấp lại cho người khác.
Thế nhưng, những người dân ở đây lại nói rằng: Họ là thành viên của đội sản xuất và sau đó là HTX nông nghiệp Thủy Dương.
Họ được cấp đất tại khu vực này để sản xuất nông, lâm nghiệp….hiện tại vẫn còn nhiều hộ đang canh tác, lập chuồng trại chăn nuôi ở đây. Họ bất ngờ khi đất mình quản lý lại tự nhiên được đổi chủ quyền cho người khác…Ông Phạm Chương, một xã viên, người rất bình tĩnh cho biết: Tôi dược chia khoảng 2 sào ở Hố Chàng bên cạnh là ông Kính, ông Quang… Bà Chanh…cùng 5 người nữa đều canh tác ở đây. Không hiểu sao họ đã chuyển đổi và ra giấy cho ông Hào và thì họ đã san phẳng quả đồi. Họ còn nói tôi có bán cho họ 3 triệu đồng mới tức chứ. Không hiểu sao, khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà những người làm trên đất và có quyền lợi liên quan không được biết, ký giáp ranh.
Còn ông Tống Kính thì khẳng định đất ở đây là do cha tôi Tống Vận canh tác, khai hoang từ trước năm 1975, sau đó tôi trồng bạch đàn, khoảng 7 năm trước ông Lê Sơn Hà vào đấu nuôi cá tại hồ của hợp tác xã (HTX) và xin ở nhờ trên đất của tôi, dựng một cái chòi để làm kho thức ăn cho cá. Rứa mà bây giờ đất của mình cũng bị họ bán hết, không biết làm cách chi mà giỏi rứa? Người dân làm một tấm thẻ đỏ mất cả tiền bạc công sức nhiều khi phải tỷ lệ bằng đất.
Qua tìm hiểu thì hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được chuyển nhượng đều có địa chỉ ở Đồi Chuồng Bò, sau lưng nhà thờ Thanh Dạ, phường Thủy Dương, cách nơi đang được san ủi làm mặt bằng cải tạo đất khoảng 1000 mét, một ở khu vực Hố Môn thuộc địa bàn thôn 2 cách vị trí này khoảng hơn 1,5 km. Chứ không phải ở Hố Chàng???? Điều thứ hai là giấy tờ đã cấp năm 2016 và chuyển nhượng năm 2018 nhưng ông Ngô Quốc Dũng địa chính vẫn khẳng định với phóng viên là sẽ cho kiểm tra lại diện tích chồng lấn??? Và nữa, lãnh đạo phường khẳng định đã có giấy xin phép cải tạo vào ngày 2/4/2021 nhưng khi phóng viên can thiệp thì lại cho đình chỉ. Nếu như đã có giấy phép cải tạo thì cần gì đình chỉ… Và vì sao ông Kiên và ông Nghĩa lại thông qua một người khác đòi đổi đất với ông Lê Quốc Kệ cho hợp thức hóa mảnh đất hai ông đang cải tạo.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về việc cấp đất và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đây như thế nào. Với những tấm thẻ đỏ có giá trị trao đổi bằng đất hàng vài tỷ đồng, như trường hợp bà Lê Thị Chanh khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phải đồng ý chia 400 mét đất cho địa chính và sau đó lại mất tiếp 200 mét đất để ông ta (CB địa chính) làm đường vào khu đất phía sau cho bản thân. Giá trị một mét đất ở đây giao động từ 15 đến 20 triệu đồng. Khi những người đáng sử dụng đất không hay biết, chẳng ai được mời ký giáp ranh…
Nguyễn Phước – Trường Thành