Thí nghiệm hãi hùng vô tình biến con đẻ thành ‘tinh tinh’

10:59 | 18/08/2019

Thí nghiệm này mong muốn động vật, mà điển hình là loài tinh tinh sẽ có hành vi ứng xử giống con người, nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược lại.


 

Trong lịch sử đã có rất nhiều trường hợp trẻ em vô tình được những loài động vật hoang dã nuôi dưỡng và có cách ứng xử giống với chúng mà gần như không thể hòa nhập được với xã hội loài người.

Bởi vậy vào những năm 1930, nhà tâm lý học so sánh người Mỹ W.N. Kellogg đã thực hiện một thí nghiệm nuôi một con tinh tinh nhỏ với chính con trai đẻ của mình để chứng minh giả thuyết tinh tinh không nói được và có những hành vi cư xử không tốt là do chúng không được sống và nuôi dạy trong xã hội loài người như những đứa trẻ.

Thí nghiệm nhằm kiểm chứng giả thuyết tinh tinh không nói được và không có cách cư xử tốt là vì chúng không được nuôi dạy như những đứa trẻ.

Ban đầu, Kellogg đã lựa chọn những gia đình có trẻ nhỏ tình nguyện tham gia thí nghiệm và yêu cầu họ kiểm soát chặt chẽ hành vi và cũng như cách đối xử của bản thân để không có sự phân biệt trong việc nuôi dưỡng và dạy dỗ những con tinh tinh và con đẻ của họ.

Nhưng trên thực tế điều này đã thất bại bởi những cặp cha mẹ tình nguyện đó luôn gặp khó khăn trong việc phân biệt đối xử và luôn ưu tiên đứa con đẻ của mình hơn.

Hiểu rõ những khó khăn đó và rất khó để các tình nguyện viên thực hiện đúng như yêu cầu thí nghiệm của mình, nhà tâm lý học này quyết định chính bản thân sẽ tham gia vào thí nghiệm của mình.

Gua, chú tinh tinh cái 7 tháng được gia đình Kellogg nhận nuôi.

Khi đứa con trai Donald của ông được tròn 7 tháng tuổi, hai vợ chồng nhà tâm lý học này đã quyết định đón một con tinh tinh cái tên Gua có độ tuổi tương tự về nuôi để chính thức bắt tay vào thực hiện thí nghiệm trên.

Từ đó, con tinh tinh nhỏ có thêm tình yêu thương và sự chăm sóc từ cha mẹ nuôi là con người và Donald có thêm một đứa em gái.

Con tinh tinh được nuôi dưỡng cùng với người con trai Donald như thể họ là anh trai và em gái.

Kelloggs tuân thủ nghiêm ngặt việc so sánh đối chiếu dữ liệu sinh lý về cân nặng, huyết áp và chiều cao của Gua, Donald ngay từ những ngày đầu nhận nuôi Gua và coi chú tinh tinh nhỏ này không khác gì con đẻ của mình.

Dự định ban đầu của Kellogg thí nghiệm này sẽ được thực hiện trong 5 năm, nhưng thực tế nó đã buộc phải chấm vào tháng thứ 9 vì chú tinh tinh nhỏ quả thật có những hành vi và biểu hiện tốt và giống với con người hơn, nhưng con trai ruột của ông Donald thì hoàn toàn ngược lại, cậu bé giống như một con tinh tinh trong cơ thể của con người.

Gua không chỉ rất ngoan ngoãn biết nghe lời mà mỗi khi làm việc gì đó không được phép nó sẽ xin “cha mẹ” tha thứ bằng những nụ hôn và những cái ôm, thậm chí Gua còn biết chủ động ra hiệu trước khi chúng muốn đi vệ sinh.

Gua có học được cách cầm thìa bằng tay và hiểu một chút ngôn ngữ của con người. Tuy nhiên, con vật này không có nhiều sự tiến bộ như kì vọng của thí nghiệm.

Còn về phấn Donald, cậu bé luôn bị nhận thức chậm hơn Gua và có những hành vi tương tự như loài tinh tinh, cậu bé sao chép hoàn hảo âm thanh tiếng hú của loài tinh tinh khi anh ta muốn thức ăn và phát lên tiếng thở hổn hển một cách dữ dội khi nhìn thấy loại thức ăn ưa thích.

Trong mắt của Donald, cậu bé luôn coi Gua là một con đầu đàn, dù đã được dạy đi nhưng phần lớn thời gian cậu đều dùng 4 chân để di chuyển tương tự như những chú tinh tinh, ngoài ra cậu bé còn học được rất nhiều thói quen xấu của Gua như cắn người, dùng miệng để nhặt đồ.

Trong 9 tháng của thí nghiệm, Donald chỉ có thể học được 3 từ đơn, trong khi một đứa trẻ bình thường ở cùng độ tuổi đã có thể nói thành thạo khoảng 50 từ và bắt đầu nói ra được những câu đơn giản.

Gua không chỉ ngoan ngoan nghe lời mà biết dùng những nụ hôn và những cái ôm để thể hiện tình cảm.

Chính vì vậy Kellogg đã phải hủy bỏ thí nghiệm này vì Gua không thể nói và cư xử giống hoàn toàn với con người mà Donald – con trai ruột của ông lại biến thành một con tinh tinh trong hình hài của một đứa trẻ.

Sau thí nghiệm, Gua được gửi trở lại quần thể tinh tinh ở Orangery, Florida và tiếp tục được nuôi bởi chính cha mẹ ruột của nó.

Tuy nhiên, như Kellogg đã phỏng đoán, Gua không thể loại bỏ những thói quen hình thành trong quá trình thí nghiệm và không chịu được cuộc sống trong những lồng sắt.

Tâm lý của Gua hoàn toàn bất ổn vì không biết phải cư xử như những con tinh tinh khác hay cư xử giống như một đứa trẻ khi còn được nuôi tại nhà Kellogg và đã chết vì bệnh tật khi bước sang tuổi thứ 3.

Trong suốt 9 tháng thực hiện thí nghiệm, Donald luôn học theo hành vi của loài tinh tinh và những thói quen xấu của Gua.

Sau khi chia tay Gua, Donald lại có chuyển biến hoàn toàn khác, cậu bé đã thay đổi được những thói quen xấu như loài tinh tinh, khả năng nhận thức và ngôn ngữ cũng được phát triển nhanh chóng và bắt kịp với những đứa trẻ khác trong cùng độ tuổi.

Thậm chí Donald còn thông minh hơn so với những đứa trẻ bình thường và trở thành một bác sĩ tâm thần sau khi tốt nghiệp ngành Y khoa của Harvard.

Mặc dù không có hậu quả nghiêm trọng nhưng trong nhiều thập kỷ sau đó, bản thân Kellogg vẫn bị xã hội chỉ trích mạnh mẽ về thí nghiệm trên.

 

Theo Trí thức trẻ
 

Video hay

Cùng chuyên mục

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Thành phố Đồng Hới đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thành phố Đồng Hới đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

HÀ NỘI: Tỏa sáng từ mái trường Ngọc Lâm thân yêu

HÀ NỘI: Tỏa sáng từ mái trường Ngọc Lâm thân yêu

PHÓ ĐỨC PHƯƠNG VÀ KHÁT VỌNG SỬ CA

PHÓ ĐỨC PHƯƠNG VÀ KHÁT VỌNG SỬ CA

Đưa phòng khám Răng Hàm Mặt Sài Gòn – Biên Hoà vào hoạt động

Đưa phòng khám Răng Hàm Mặt Sài Gòn – Biên Hoà vào hoạt động

Tấm gương sáng ngời của thế hệ trẻ Việt Nam

Tấm gương sáng ngời của thế hệ trẻ Việt Nam