Thành Cát Tư Hãn bất bại nhưng quân Mông Cổ đến châu lục này là ‘sợ hãi’ bỏ về

11:12 | 22/12/2021

Khi đánh đến ngưỡng cửa châu Âu với các chiến thắng lẫy lừng, quân Mông Cổ bỗng dừng tiến công đột ngột và trở về nước. Cho đến nay, lý do giải thích cho điều này vẫn chưa sáng tỏ.


Vì sao Mông Cổ dừng lại?

Năm 1206, Thành Cát Tư Hãn – một thủ lĩnh Mông Cổ mới lên nắm quyền thống lĩnh các bộ lạc Mông Cổ ở Đông Á, đã tái tổ chức lại quân đội và đưa quân xâm lược khắp châu Á, sang cả Trung Đông.

Quân Mông Cổ nổi tiếng đánh đâu thắng đó, là nỗi khiếp sợ ở bất cứ nơi nào đi qua.

Có nhiều lý do tạo nên sự thành công của đế quốc Mông Cổ.

Bên cạnh việc chia lực lượng thành các đơn vị 10, 1000 và 10.000 quân, thảo nguyên Siberia nơi người Mông Cổ trú ngụ có mùa đông ôn hòa và điều kiện ẩm ướt, được coi là yếu tố “thiên thời, địa lợi” cho Thành Cát Tư Hãn.

Thời tiết trên thảo nguyên giúp quy mô và số lượng ngựa chiến, cũng như vật nuôi và động vật hoang dã sinh trưởng tốt, cho phép người Mông Cổ tích lũy nhiều thực phẩm hơn và nuôi dưỡng những con ngựa lớn hơn, khỏe hơn.

Khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, đế chế của người Mông Cổ khi ấy trải dài từ bờ biển Thái Bình Dương của Trung Quốc đến biển Caspi – ngưỡng cửa châu Âu. Nhưng mặc dù thắng trận ở gần như khắp mọi nơi đi qua, Mông Cổ đã không dấn bước thêm ở châu lụcphía Tây.

Vào thời điểm quân Mông Cổ đến Ba Lan và Hungary, các chiến binh Tây Âu đã tập hợp một lực lượng lớn để chống trả.

Quân Mông Cổ bấy giờ dưới quyền của Ogedai Khan đã bị chặn đứng trong trận Legnica nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu. Quân Hungary sau đó bị đánh tan tại sông Sajo vào năm 1241, nhưng cái chết đột ngột của Ogedai đã khiến quân Mông Cổ dừng bước trước khi tiến đến Viên.

Lý do dừng tiến công được cho là vì chỉ huy của Mông Cổ ở châu Âu, Batu, phải quay trở lại Mông Cổ để chờ một Đại hãn mới được bổ nhiệm. Nhưng các nhà khoa học gần đây đã công bố một nghiên cứu tiết lộ lý do khác, giải thích cho sự bành trướng bỗng dừng lại một cách khó hiểu của quân Mông Cổ.


Lý do Mông Cổ không thể xâm lược châu Âu

Theo một nghiên cứu mới, thời tiết ban tặng nhiều thứ cho người Mông Cổ nhưng cũng lấy đi lợi thế chiến lược của đội quân này. Batu đã không bao giờ quay trở lại thủ đô của Mông Cổ tại Karakorum, thay vào đó ông ở lại Đông Âu để cai trị khu vực chinh phục mà ngày nay là miền nam nước Nga.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu vân cây để đánh giá các lý do giải thích vì sao Batu kết thúc cuộc chinh phục châu Âu của mình một cách đột ngột như vậy.

Thông thường, trong những năm ẩm ướt nhiều hơn, cây cối sẽ có thêm một lớp vỏ dày, tạo thành đường vân lớn hơn trong gỗ. Còn với những năm khô hạn, vân cây sẽ mỏng hơn do thiếu nước.

Khi các nhà khoa học kiểm tra vân cây ở Hungary và xác định niên đại của các mẫu trong khoảng thời gian Ogedai hoạt động, họ phát hiện ra nơi đây có khí hậu ẩm ướt bất thường trong suốt ba năm.

Nếu Hungary ẩm ướt hơn nhiều so với bình thường, những vùng đồng bằng vốn là địa hình gia tăng khả năng cơ động của quân Mông Cổ sẽ bị ảnh hưởng, khiến cho đội quân không thể đi theo chiến thuật vốn có.

Thay vì tự do tác chiến trên đồng bằng, quân Mông Cổ phải hành động trên các vùng đầm lầy, ngập nước.

Với việc tiến quân và tiếp tế không còn trơn tru và là lợi thế chiến thuật trên chiến trường như trước, tốc độ và khả năng cơ động của quân Mông Cổ cũng không còn hiệu quả. Do vậy, chiến dịch mở rộng lãnh thổ cũng phải dừng lại.

Dù chưa hoàn toàn chắc chắn về nguyên nhân này, nhưng it nhất khung thời gian được các nhà khoa học nghiên cứu lại tương ứng với thời điểm người Mông Cổ từ bỏ châu Âu.

Sau đó, vó ngựa Mông Cổ tiếp tục đi về phía nam, nơi thời tiết khô ráo và nhiều đồng bằng hơn.

Ngoài ra, đế chế Mông Cổ cũng phải trải qua một loạt các cuộc đấu đá nội bộ và mâu thuẫn chính trị cùng sự trỗi dậy của một vĩ nhân lịch sử khác: Hốt Tất Liệt.

 

Theo Doanh nghiệp&Tiếp thị
 

Video hay

Cùng chuyên mục

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Hiệp định Geneve 1954: Một mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Một mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Thủ tướng chỉ đạo những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng để Lạng Sơn phát triển nhanh, bền vững

Thủ tướng chỉ đạo những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng để Lạng Sơn phát triển nhanh, bền vững

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”