Tất cả từ niềm say mê cuồng nhiệt

18:03 | 10/02/2022

Tại sao một đơn vị sân khấu tư nhân lại tạo ra kì tích dàn dựng nhiều, lịch diễn kín mít, khán phòng đông nghịt, đánh thức được sự yêu thích của khán giả đối với nghệ thuật kịch trong tình trạng chung sân khấu u buồn như hiện nay?

Nhà văn Nguyễn Hiếu

Điều đầu tiên phải nói đến lòng say mê đến cuồng nhiệt đối với sân khấu của hai người sáng lập và nay là chủ soái, đồng thời là diễn viên chính của đơn vị sân khấu này. NSND Lệ Ngọc và nghệ sĩ, doanh nhân Văn Hải.

Lệ Ngọc vốn là một trong những diễn viên hàng đầu trong lứa diễn viên kế cận thế hệ diễn viên vàng của Nhà hát Kịch Việt nam với Trọng Khôi, Đoàn Dũng, Nguyệt Ánh, Trần Tiến, Quang Thái…Chị tốt nghiệp khóa 1 lớp diễn viên được Nhà hát đào tạo cùng với những người sau này đa phần trở thành các diễn viên gạo cội của sân khấu nước ta như Trọng Trinh, Ngọc Bích, Lan Hương (Bông), Đỗ Kỉ, Quốc Khánh. Trong thời gian công tác tại Nhà hát Kịch Việt Nam với năng khiếu vào các vai diễn có tâm lý phức tạp, có sự đan chéo giữa bi kịch và hài kịch, Lệ Ngọc được giao nhiều vai diễn nặng kí và đã có nhiều thành công. Tại các Hội diễn, liên hoan sân khấu, Lệ Ngọc đã gặt hái được nhiều phần thưởng giá trị. Với thành tựu nghệ thuật như vậy nên năm 2015, chị được Nhà nước trao tặng danh hiệu NSND cao quý.

Chính vì niềm say mê cuồng nhiệt của Lệ Ngọc cùng với gắn bó với NS Văn Hải, người bạn đời, một doanh nhân thành đạt, cũng là một diễn viên kịch nói đầy đam mê, có phong cách diễn đa dạng, nên Sân khấu Lệ Ngọc xứng đáng là một sân chơi nghệ thuật, nơi đáp ứng được những khao khát cống hiến nghệ thuật cho các nghệ sĩ chân chính trong giai đoạn hiện nay.

Điều thứ hai mang lại thành công cho sân khấu Lệ Ngọc là ý thức trách nhiệm với khán giả. Ý thức này bắt đầu từ kinh nghiệm lâu năm của những nghệ sĩ biết khán giả cần những gì, nhờ đó trong khâu chọn kịch bản và dàn dựng,  sân khấu Lệ Ngọc biết làm nên những vở diễn đáp ứng được đòi hỏi và thị hiếu của khán giả cả trong và ngoài nước. Chính vì cách đi đúng đắn này nên không ít vở diễn như “Ngũ biến”, “Kim Tử”, “Chí Phèo, Thị Nở”, “Tấm Cám”…của Sân khấu Lệ Ngọc được khán giả thế giới chào đón, giới chuyên môn quốc tế đánh giá cao.

Sân khấu Lệ Ngọc còn biết trân trọng những người hợp tác với mình từ tác giả, đạo diễn, diễn viên và các thành phần khác của vở diễn. Với sự hoà đồng, niềm nở, tôn trọng trong giao tiếp đến sự góp ý đầy chuyên môn và thiện ý đã khiến cho những cộng tác viên của sân khấu Lệ Ngọc đều cảm thấy được truyền cảm lòng say mê nghệ thuật để từ đó có những đóng góp hiệu quả cho vở diễn mà mình là một thành viên trong ê kíp sáng tạo.

Nhà văn Nguyễn Hiếu


Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật ‘Khắc ghi lời Bác – vang nhịp quân hành’

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật ‘Khắc ghi lời Bác – vang nhịp quân hành’

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam