Tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

17:17 | 26/07/2021

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi đăng ký kết hôn là xác lập quan hệ vợ chồng. Kể từ thời điểm đó, pháp luật ghi nhận về “Tài sản chung của vợ chồng” được hình thành trên căn cứ hôn nhân. Tuy nhiên, trong thời kỳ hôn nhân sẽ vẫn tồn tại quy định về “Tài sản riêng của vợ, chồng” nhằm phân định rõ ràng quyền lợi riêng của mỗi bên vợ, chồng.

Khi một bên cho rằng tài sản này là tài sản riêng của mình, nhưng bên kia lại cho rằng đó là tài sản chung nên việc chứng minh đó là tài sản riêng của một bên lại phát sinh nhiều vướng mắc. Sau đây là các quy định pháp lý liên quan sẽ giải đáp thắc mắc trên.

Trước hết, để chứng minh là tài sản riêng thì chúng ta cần biết những tài sản nào được pháp luật công nhận là tài sản riêng của một bên vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản riêng của vợ chồng bao gồm các loại tài sản như sau:

– Thứ nhất: Tài sản riêng của vợ, chồng mà mỗi người có trước khi kết hôn;

– Thứ hai: Tài sản được chia riêng theo Văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn theo Điều 47, 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

–  Thứ ba: Tài sản được thừa kế riêng;

–  Thứ tư: Tài sản được tặng cho riêng;

–  Thứ năm: Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của mỗi người;

–  Thứ sáu: Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính, bao gồm các loại tài sản sau:

+ Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

+ Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

+ Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ chồng.

– Thứ bảy: Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của mỗi người.

– Thứ tám: Tài sản được chia riêng theo thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;

– Thứ chín: Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ chồng.

Như vậy, việc xác định tài sản là tài sản riêng của một bên vợ, chồng thì phải dựa vào 03 yếu tố chính gồm: Nguồn gốc tài sản, thời điểm tạo lập tài sản, thỏa thuận xác lập tài sản giữa vợ chồng.

Việc chứng minh tài sản riêng phải dựa vào 3 yếu tố nêu trên.

1/- nguồn gốc của tài sản: Chúng ta phải xác định được tài sản đó có được bắt nguồn từ đâu?

+ Có phải của ông bà tổ tiên để lại hay của bố, mẹ, người thân tặng cho riêng cá nhân, hay là người được thừa kế.

+ Nếu tài sản đó được mua bằng tiền thì tiền đó từ đâu mà có, nếu từ tiền riêng của cá nhân, từ tài sản riêng của cá nhân hay nói cách khác phải xác định tài sản đó có phải là tài sản được hình thành từ tài sản riêng của cá nhân hay không?

+ Đã có cơ quan nào xác nhận là tài sản riêng hay chưa?

2/- Thời điểm tạo lập tài sản: Phải xác định được thời điểm cá nhân có tài sản là trước hay sau khi đăng ký kết hôn. Về nguyên tắc, tài sản được tạo lập trước thời điểm kết hôn sẽ là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng (trừ khi vợ hoặc chồng có Văn bản đưa vào tài sản chung).

3/- Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng: Hai yếu tố về nguồn gốc tài sản và về thời điểm tạo lập tài sản mất hiệu lực pháp lý nếu các bên có thỏa thuận theo quy định của pháp luật khác. Cụ thể, đó là các văn bản thỏa thuận sau:

+ Văn bản thỏa thuận chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình);

+ Văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn (Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình);

+ Văn bản thỏa thuận về tài sản khác theo quy định.

Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền tự do ý chí, tự do thỏa thuận của vợ chồng ở vị trí cao nhất và được tôn trọng nhất. (điểm mới so với các Luật hôn nhân và gia đình trước đây).

Mặt khác, pháp luật hôn nhân và gia đình cũng ghi nhận nếu không có đủ căn cứ để chứng minh tài sản riêng thì đương nhiên tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung của cả hai vợ chồng theo khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình.   “Nếu trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.

 

 

Nguyễn Phương(T/h)


Cùng chuyên mục

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu