‘Sống lại’ làng nghề chuồn chuồn tre Thạch Xá

14:30 | 21/05/2022

Từ vật liệu quen thuộc của làng quê Việt Nam là cây tre, qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân xã Thạch Xá (Hà Nội) đã ra đời những con chuồn chuồn tre đủ màu sắc, gắn liền với tuổi thơ bao thế hệ trẻ em Việt Nam.  


Những chú chuồn chuồn tre đang ‘hồi sinh’ từng ngày.

Trải qua hàng chục năm, những nghệ nhân xã Thạch Xá (Hà Nội) đã tạo ra thứ đồ chơi truyền thống mang đậm tính nhân văn và gắn liền với tuổi thơ nhiều thế hệ.

Xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất nằm cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 30 km. Không chỉ có chùa Tây Phương nổi danh trong dân gian nằm trên đỉnh núi Câu Lâu, đây cũng là nơi những chú chuồn chuồn tre gắn liền với bao nhiêu thế hệ được làm ra.

Để làm ra một chú chuồn chuồn tre hoàn chỉnh, từ công đoạn lựa chọn tre làm nguyên liệu cũng cần tỉ mỉ và kỹ lưỡng.
Những cây tre đã được chọn lọc được người nghệ nhân đẽo gọt, đem cạo sạch vỏ rồi phơi khô và sau đó sẽ đến công đoạn tạo hình thù phù hợp cho thân và cánh của chuồn chuồn.
Sau quá trình tạo dáng thô cho thân và cánh, người nghệ nhân sẽ mài lại cạnh của từng chiếc một để khi ghép vào sản phẩm sẽ có sự mềm mại, tự nhiên nhất.
Sau khi đã có đủ nguyên liệu là thân và cánh, người nghệ nhân sẽ tiến hành lắp ghép chúng lại để tạo thành hình dáng hoàn chỉnh của chuồn chuồn.
Trong tất cả các công đoạn, có lẽ khó nhất chính là bước làm cân bằng chuồn chuồn. Làm sao để cho đôi cánh vừa mỏng manh nhưng lại chắc chắn trên phần thân, vót và lắp sao cho phù hợp, đối xứng. Có như vậy, chuồn chuồn mới có thể đậu thăng bằng được trên mọi mặt phẳng.
Sau khi chuồn chuồn được cân bằng, người nghệ nhân mới tiến hành tra keo để cố định các mối ghép trên thân và cánh chuồn chuồn. 
Khi các mối ghép đã được cố định bằng keo dán chuyên dụng, người nghệ nhân phải kiểm tra lại độ cân bằng của chuồn chuồn tre một lần nữa, phải chắc chắn chuồn chuồn cân bằng được mới chuyển đi sơn màu.
Khâu sơn màu cho chuồn chuồn đòi hỏi sự tỉ mỉ và nhanh nhẹn của người nghệ nhân. Mỗi lớp sơn phải đều tay, cũng không được sơn quá dày bởi sẽ ảnh hưởng đến độ thăng bằng của chuồn chuồn.

“Mỗi ngày xưởng sản xuất được khoảng 500 chuồn chuồn tre hoàn thiện. Sản phẩm chủ yếu là hàng đặt theo đơn, ngoài ra cứ làm ra đến đâu bán hết đến đó. Thu nhập trung bình mỗi tháng của từng thành viên là khoảng 5 triệu đồng”, bà Xoan người dân Thạch Xá chia sẻ.

Anh Khương Xuân Huệ – cán bộ văn hóa xã Thạch Xá cho biết, chuồn chuồn tre ở Thạch Xá được làm thủ công, rất được lòng trẻ nhỏ và khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài bởi có thể làm món đồ trang trí đẹp mắt trong gia đình hay có giá trị lưu niệm, mang chất mộc mạc của làng quê Việt Nam… Hiện nay, số hộ làm chuồn chuồn tre không lớn, song cũng tạo việc làm cho khoảng 100 lao động địa phương.

Chuồn chuồn sau khi được hong khô dưới nắng sẽ được chuyển đến khâu vẽ trang trí.
Họa tiết của chuồn chuồn rất đa dạng và người nghệ nhân sẽ vẽ trang trí theo yêu cầu của từng đơn.
Bước cuối cùng, người nghệ nhân sẽ hong chuồn chuồn đã được vẽ trang trí để các họa tiết khô và không bị nhòe đi khi cầm.

Ngoài sản phẩm chuồn chuồn, những nghệ nhân Thạch Xá còn tạo nên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác như ong, bướm… để phù hợp và thu hút nhiều đối tượng khách hàng.
Chuồn chuồn tre được đóng thành gói 10 con, chung họa tiết nhưng khác màu sắc. Kể từ công đoạn đầu tiên đến công đoạn cuối cùng, những chú chuồn chuồn đã hóa thân từ màu tre mộc mạc để trở nên sinh động, bắt mắt hơn. Khách đến mua có thể lựa chọn những màu sắc và họa tiết mà mình thích, giá bán lẻ dao động 5.000 – 20.000 đồng/con tùy theo kích cỡ.

Trước khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hàng trăm ngàn con chuồn chuồn tre Thạch Xá đã đến với các em nhỏ ở các tỉnh, thành phố: Nha Trang, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh… Thậm chí, nhiều du khách nước ngoài mua được chuồn chuồn tre ở lễ hội đã tìm về tận làng nghề, đặt hàng với số lượng lớn để mang về nước.

Sau quãng thời gian dừng  hoạt động do ảnh hưởng dịch Covid-19, hiện tại làng Thạch Xá đã đi vào hoạt động trở lại, tuy chưa thể phục hồi lại như trước nhưng họ cũng đã cố gắng để đưa những sản phẩm chuồn chuồn tre quê hương mình được “bay” đến muôn nơi, mang tài hoa của những nghệ nhân Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

 

Theo GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/van-hoa/song-lai-lang-nghe-chuon-chuon-tre-thach-xa-kdEzRaXnR.html

Video hay


Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Triển lãm Ảnh nghệ thuật quảng bá hình ảnh di sản văn hóa đất nước, con người Việt Nam tại TP. Huế

Triển lãm Ảnh nghệ thuật quảng bá hình ảnh di sản văn hóa đất nước, con người Việt Nam tại TP. Huế

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước

Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước

Thủ tướng: Mãi mãi tỏa sáng truyền thống vẻ vang, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam

Thủ tướng: Mãi mãi tỏa sáng truyền thống vẻ vang, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam