Sai lầm gây chết người khi sử dụng ấm siêu tốc

20:17 | 01/11/2018

Đừng cẩu thả, xem thường khi sử dụng thiết bị này, muốn bảo vệ cả gia đình và tiết kiệm điện, bạn nên tránh xa ngay những sai lầm tai hại khi sử dụng ấm siêu tốc.

Có rất nhiều thiết bị gia dụng chúng ta hay dùng tưởng như rất đơn giản nhưng nếu không thận trọng cũng mang lại tai nạn cho người sử dụng chúng. Một trong những thiết bị đó phải kể đến “nỗi kinh hoàng” mang tên: Ấm siêu tốc.

Không chỉ tiêu tốn điện năng lớn, ấm siêu tốc còn rất dễ gây ra giật điện, cháy, bỏng,…Ví dụ tiêu biểu cho tai nạn năm 2016 của nam sinh viên năm 3 của trường ĐH Y – Dược Thái Nguyên tử vong do điện giật ấm siêu tốc gây nên.

Việc tìm hiểu nguyên nhân để sử dụng ấm siêu tốc an toàn là điều mỗi người phải biết. Sau đây sẽ là một số lý do cơ bản dẫn đến tai nạn ấm siêu tốc:

Tay ướt: Không chỉ riêng ấm siêu tốc mà khi sử dụng bất cứ thiết bị điện nào cũng phải lau khô tay, nếu như không may điện rò rỉ thì vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra, nơi đặt ấm và ổ điện cũng phải khô ráo, tuyệt đối không sử dụng ở gần địa phương có nước hay trong nhà tắm, bồn rửa mặt,…

Mua hàng kém chất lượng: Rất nhiều bạn đi mua ấm đều không tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ mà chỉ quan tâm đến giá cả. Những chiếc ấm siêu tốc rẻ tiền được bày bán ở rất nhiều nơi, tất nhiên là chất lượng cũng vô cùng “thảm hại”, nguy cơ chập cháy, quá tải dòng điện là rất dễ xảy ra.

Sử dụng liên tục: Chiếc ấm siêu tốc sử dụng nguyên lý điện từ để làm nóng nhanh nên vốn dĩ thiết bị này đã rất dễ bị hư hỏng. Việc sử dụng liên tục ấm trong một khoảng thời gian ngắn dễ làm cho mâm nhiệt của ấm quá tải gây ra cháy. Mỗi lần đun nước nên để ấm nguội tối thiểu từ 5-10 phút để kéo dài tuổi thọ cho ấm cũng như an toàn cho người sử dụng.

Không đậy nắp ấm khi đun: Các thiết bị ấm siêu tốc thường có rơ le ngắt điện, tuy nhiên nếu ấm không đậy kín thì thiết bị này sẽ không được kích hoạt dẫn đến lãng phí điện. Hơn nữa nước còn có thể trào ra ngoài gây chập điện.

Lượng nước đun không đúng quy định: Mỗi một loại ấm điện hay ấm siêu tốc đều có mức nước quy địn tối thiểu tối đa. Đổ nước quá ít dễ gây cạn, cháy ấm, quá nhiều cũng làm trào ra ngoài khiến chập cháy nổ.

Đổ hết nước ngay sau khi tắt: Quy chế hoạt động của mâm nhiệt trong ấm sẽ tiếp tục kéo dài 1 lúc sau khi tắt ấm, nên việc đổ sạch nước ra ngoài sau khi sôi cũng khiến thiết bị này nhanh chóng hỏng. Nên để lại một chút nước trong ấm cho đến khi ấm nguội hẳn để bảo đảm cho thiết bị.

Theo Dung (Sở hữu trí tuệ)


Cùng chuyên mục

Công bố nhiều vị trí, chức danh tỉnh Quảng Trị

Công bố nhiều vị trí, chức danh tỉnh Quảng Trị

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam