Sả – phương thuốc tự nhiên giúp giảm huyết áp

17:32 | 14/04/2019

Thường được sử dụng trong ẩm thực châu Á, sả (Cymbopogon citratus) có mùi thơm dễ chịu. Ngoài ra, trà sả có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, ho và các nghiên cứu gần đây cho thấy, cây này cũng có thể được sử dụng để hạ huyết áp.


 

Sả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Sả chứa chất chống oxy hóa, flavonoid và các hợp chất phenolic có đặc tính chống cholesterol cao và chống xơ vữa động mạch, làm giảm sự hấp thụ cholesterol trong ruột. Điều này giữ cho lượng cholesterol xấu luôn ở mức tối thiểu.

Ngoài ra, sả còn làm tăng quá trình oxy hóa lipoprotein mật độ thấp (LDL) hoặc cholesterol xấu trong máu, giúp ngăn ngừa sự tích tụ các mảng xơ vữa động mạch.

Quan trọng hơn, sả rất giàu vitamin A và C, canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali và kẽm. Chất kali trong sả còn giúp điều hòa huyết áp.

Uống một ly nước ép sả hoặc trà sả (100-150ml) vào buổi sáng có thể làm giảm huyết áp và tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Những loại đồ uống này cũng giúp loại bỏ chất béo, axit uric và độc tố, vì sả cũng có chức năng như một loại thuốc lợi tiểu, giúp làm sạch và giải độc cơ thể bằng cách tăng tần suất đi tiểu.

Để pha trà sả, cho 2 đến 3 tép sả phơi khô ngâm trong nước nóng từ 5-10 phút. Lọc bỏ phần xác, thêm mật ong vào và dùng ngay sau đó.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo phụ nữ mang thai không nên uống trà sả. Sả có thể kích hoạt chu kỳ kinh nguyệt đột ngột ở đối tượng này, dễ làm tăng nguy cơ sảy thai.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Nhiệt đới Châu Á Thái Bình Dương tiết lộ, tiêu thụ 140 mg viên dầu sả hàng ngày giúp giảm mức cholesterol và mỡ trong máu từ chỉ số 310 xuống còn 294 mg/dL.

Một nghiên cứu khác của Khoa Điều dưỡng tại Đại học San Pedro (Mỹ) cho thấy, những bệnh nhân uống 180 ml trà sả mỗi sáng sau khi ăn, liên tục trong hai tuần sẽ có huyết áp thấp hơn.

Chỉ số huyết áp trung bình của họ là 153/90 mmHg trước khi dùng trà xả, sau khi tiêu thụ thì mức huyết áp giảm xuống còn 141/82 mmHg. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng và mức độ sử dụng vừa phải, thường xuyên mà mức huyết áp sẽ được đưa về cân bằng sớm theo thời gian.

Luôn tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bạn dùng sả để kiểm soát huyết áp. Bởi việc tiêu thụ quá nhiều sả có thể mang lại một số tác dụng phụ.

 

Tổng hợp

Video hay

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI

Sôi nổi Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hà Tĩnh năm 2024

Sôi nổi Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hà Tĩnh năm 2024

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIỚI

TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIỚI

Thắp sáng ước mơ đến trường từ vốn tín dụng chính sách

Thắp sáng ước mơ đến trường từ vốn tín dụng chính sách

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI