Ra mắt bộ sách lịch sử ‘Đại Nam thực lục’

17:15 | 02/06/2022

Nhân kỷ niệm 60 năm ấn phẩm bằng tiếng Việt “Đại Nam thực lục” ra mắt đầu tiên (1962 – 2022), nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo độc giả, các thư viện ở trong và ngoài nước, Viện Sử học phối hợp với NXB Hà Nội và Công ty Cổ phần tri thức Văn hóa sách Việt Nam tổ chức tái bản lần hai bộ sách lịch sử này.


Các nhà Sử học đóng góp tham luận tại buổi lễ ra mắt bộ sách lịch sử “Đại Nam thực lục”.

Tái bản lần này, NXB Hà Nội giữ nguyên cấu trúc 10 tập, khổ 16×24 cm của lần tái bản trước và đã cho rà soát, sửa lỗi kỹ thuật của các ấn bản công bố trước đây.

Chia sẻ về nguồn gốc bộ sách, PGS. TS Đỗ Bang – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: Bộ sách “Đại Nam thực lục” tiền biên và chính biên do Quốc Sử quán triều Nguyễn biên soạn có 560 quyển, là bộ Sử đồ sộ nhất của Việt Nam đã được ấn hành. Đây là bộ Sử được thực hiện trong gần 90 năm (1821 – 1909) từ triều Minh Mạng đến triều Duy Tân, tập trung các đại thần và chuyên gia hàng đầu của triều đình Huế, cũng là một kỷ lục về thời gian và kỳ công tổ chức biên soạn.

“Đại Nam thực lục” chính biên biên soạn từ nguồn tư liệu chính là các bản tấu của các cơ quan trung ương, địa phương, các đại thần gửi đến triều đình, được các vua Nguyễn phê duyệt bằng bút son gọi là châu bản, bản phó được Nội các sao chép và chuyển cho Quốc Sử quán để làm tư liệu biên soạn sách Thực lục nên khá chuẩn xác về nhân vật, sự kiện và thể hiện tương đối đầy đủ, trung thực về chính sách, chủ trương của vương triều, quan điểm của các vua Nguyễn.

Clip chia sẻ của các nhà Sử học về giá trị của bộ sách “Đại Nam thực lục”:

Có mặt tại buổi ra mắt bộ sách, GS. TS Đinh Xuân Dũng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương, cũng chia vẻ về những giá trị đặc biệt của bộ sách Sử: “Đại Nam thực lục” được biên soạn theo phương pháp biên niên nên dễ tra cứu sự kiện, nhân vật, địa danh, địa chỉ theo trình tự thời gian và phương pháp ký sự; nhờ đó có khả năng tái hiện diện mạo lịch sử của triều đình và đất nước theo lát cắt của thời gian. Đây là nguồn sử liệu hàng đầu giúp cho các nhà nghiên cứu cũng như bạn đọc quan tâm đến lịch sử Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng trong 330 năm (1558 – 1888) đầy biến động của đất nước.

Với nguồn tài liệu chính thống được cung cấp nguyên bản và đầy đủ, “Đại Nam thực lục” không những chỉ viết về vua, chúa Nguyễn mà ghi lại hoạt động của triều đình, đất nước, xã hội đương thời một cách chân thực.

“Đại Nam thực lục” cho biết đầy đủ nền kinh tế Việt Nam thế kỷ XIX, nổi bật là khai hoang lập ấp ở miền Nam và các vùng duyên hải miền Bắc, hoạt động thủy lợi trên cả nước. Triều Nguyễn thực hiện chính sách trong nông ức thương, nhưng không bế quan tỏa cảng như nhiều sách giáo khoa đã viết, vì vẫn mở cửa Đà Nẵng cho tàu phương Tây vào buôn bán, thuyền buôn của triều đình vẫn đến trao đổi hàng hóa ở các nước Đông Nam Á, cuối thời Minh Mạng, tàu của triều đình Huế qua tận châu Âu để giao dịch cả Pháp và Anh.

Quá trình xây dựng kinh đô Huế và các thành trì các tỉnh theo kiến trúc phương Tây cũng như sự phát triển kỹ thuật đóng tàu vượt đại dương cũng được ghi lại trong “Đại Nam thực lục”.

Trọn bộ sách “Đại Nam thực lục” được tái bản năm 2022.

Theo các nhà khoa học, “Đại Nam thực lục” được xem là bộ sách không thể thay thế cùng với tính nghiêm cẩn trong biên soạn, là nguồn tài liệu vô giá trong việc nghiên cứu, tra cứu, tìm hiểu thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong và Việt Nam thế kỷ XIX.

Tin, ảnh, clip: Minh Tuệ/Báo Tin tức

https://baotintuc.vn/van-hoa/ra-mat-bo-sach-lich-su-dai-nam-thuc-luc-20220602100931746.htm

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Toàn văn Phát biểu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Chương trình “Xuân Quê hương 2024”

Toàn văn Phát biểu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Chương trình “Xuân Quê hương 2024”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng

Xây dựng, hoàn thiện thể chế để tạo nguồn lực, động lực phát triển mới

Xây dựng, hoàn thiện thể chế để tạo nguồn lực, động lực phát triển mới

Xây dựng đề án phát triển hệ thống các trường cho con em dân tộc thiểu số

Xây dựng đề án phát triển hệ thống các trường cho con em dân tộc thiểu số

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Quốc hội Nhật Bản

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Quốc hội Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội: Lấy phiếu tín nhiệm đảm bảo công tâm, khách quan

Chủ tịch Quốc hội: Lấy phiếu tín nhiệm đảm bảo công tâm, khách quan

Nghị quyết 41 – Điểm tựa phát triển và niềm hứng khởi của doanh nghiệp

Nghị quyết 41 – Điểm tựa phát triển và niềm hứng khởi của doanh nghiệp

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện quản lý, sử dụng đất, giao đất, định giá đất

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện quản lý, sử dụng đất, giao đất, định giá đất