Quảng Bình: Cần sớm trùng tu, tôn tạo Tượng đài nữ pháo binh Ngư Thuỷ

10:36 | 28/04/2024

Di tích lịch sử cấp Quốc gia Tượng đài nữ pháo binh Ngư Thuỷ ở xã Ngư Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) được khánh thành và đưa vào sử dụng năm 2008, trải qua 16 năm cho đến nay đã bị xuống cấp, nhiều hạng mục hư hỏng, di tích không được phát huy thoả đáng. Nay cần phải được được tổ chức quản lý phù hợp hơn, đồng thời cần trùng tu và tôn tạo để xứng đáng là một di tích văn hoá cấp Quốc gia…

Đại đội nữ pháo binh Ngư Thuỷ thành lập ngày 20/11/1967, gồm 37 chiến sĩ nữ tuổi đời từ 16 – 22, biên chế thành ba trung đội, một trung đội chỉ huy và hai trung đội trận địa. Trong quá trình hoạt động Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy đã đánh 8 trận, 5 lần bắn cháy và bắn chìm tàu chiến Mỹ bằng pháo mặt đất 85 ly để bảo vệ vùng biển ở Quảng Bình. Sau nhiều lần bổ sung quân số, đại đội lên tới 91 người, hiện các nữ pháo binh Ngư Thuỷ đều đã bước qua tuổi 70 gần 80.

Công trình Tượng đài nữ pháo binh Ngư Thuỷ ghi nhớ những chiến công hào hùng của đại đội nữ pháo binh Ngư Thuỷ

Công trình Tượng đài nữ pháo binh Ngư Thuỷ được xây dựng ngay trên khu vực di tích trận địa pháo Đại đội nữ dân quân Ngư Thuỷ (được xếp hạng là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 51/QĐ-BVHTT ngày 27/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông Tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch). Được khởi công vào năm 2000 với tổng số vốn 2,6 tỷ đồng do Sở Văn hoá – Thông tin Quảng Bình làm chủ đầu tư, Công ty Mỹ thuật Trung ương thuộc Bộ VHTT thi công. Sau 8 năm (năm 2008), công trình này mới hoàn thành và được bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý, thực hiện tiếp đón du khách đến tham quan. Công trình có tượng cao 6m, nặng 30 tấn bằng chất liệu đá trắng cẩm thạch, trong khuôn viên rộng 2.500m2. Di tích xây dựng nhằm biểu dương, ghi nhớ những chiến công hào hùng của Đại đội nữ pháo binh Ngư Thuỷ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau (đơn vị được Nhà nước tuyên dương đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang năm 1970).

Khuôn viên tường rào đã phai màu, loang lổ rong rêu, xuất hiện nhiều vết nứt nẻ, nguy cơ đổ vỡ gây nguy hiểm

Sau 16 năm sử dụng, nhiều hạng mục của công trình Tượng Đài nữ pháo binh Ngư Thuỷ xuống cấp, nứt nẻ, hư hỏng, nhếch nhác, hoang tàn, mất mĩ quan và giá trị lịch sử. Theo ghi nhận của Phóng viên VHVN, nhìn từ ngoài tượng đài, khuôn viên tường rào đã phai màu, loang lổ rong rêu, xuất hiện nhiều vết nứt nẻ, hệ thống đèn chiếu sáng hư hỏng, không hoạt động. Đặc biệt, cánh cổng sắt bảo vệ đã không còn, phần bia chữ ghi thông tin trước cổng mờ nhạt, du khách không thể đọc rõ. Phía bên trong, bủa vây nhiều rác thải, cỏ dại mọc um tùm, nền gạch nhiều viên bị nứt vỡ, hư hỏng, bức tường bao quanh tượng đài rêu phủ kín, chi chít điểm nứt gãy, bong tróc, để lộ mảng tưởng gạch bên trong, cây xanh trong khuôn viên cằn cỗi, trơ trụi.

Chi chít điểm nứt gãy, bong tróc, để lộ mảng tưởng gạch bên trong, nhìn vào di tích thấy hoang tàn…

Ông Nguyễn Quang Thao – Bí thư Đảng uỷ xã Ngư Thuỷ cho biết: “Công trình tượng đài nữ pháo binh Ngư Thuỷ có giá trị di tích lịch sử tiêu biểu, là niềm tự hào của bà con nhân dân. Hằng năm, chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên Phòng Ngư Thuỷ thường xuyên tổ chức dọn dẹp, tổng dọn vệ sinh môi trường tại khu vực này. Theo thời gian và khí hậu miền biển khắc nghiệt, công trình này đã trở nên xuống cấp, hư hỏng, tuy nhiên, vì tại đây là Di tích lịch sử cấp Quốc gia nên địa phương không có thẩm quyền tu sửa, khắc phục“.

Dòng chữ giới thiệu về di tích bị phai mờ, một hạng mục văn hoá nhưng “không còn văn hoá”

Còn ông Dương Văn Bình – Trưởng phòng Văn hoá – Thông tin huyện Lệ Thủy khi trao đổi với Phóng viên Văn hiến Việt Nam thì cho biết: “Trên địa bàn huyện có 21 Di tích lịch sử cấp tỉnh và cấp Quốc gia, hằng năm, đơn vị thường xuyên tổ chức rà soát, kiểm tra hiện trạng các di tích. Việc tượng đài nữ pháo binh Ngư Thuỷ hư hỏng, xuống cấp, đơn vị đã nắm được và xác định sẽ đưa vào danh mục trùng tu, tôn tạo trong thời gian sắp tới“. Tuy nhiên, sắp tới là thời gian nào vẫn chưa được cụ thể?

Là Di tích cấp Quốc gia, nên đề nghị tỉnh Quảng Bình cũng như chính quyền địa phương cần nhanh chóng có kế hoạch khắc phục, không để một di tích có nhiều ý nghĩa lại trở nên hoang tàn như hiện nay.

MINH TÂM (PV – Văn phòng ĐD Miền Trung – Tây Nguyên)

Cùng chuyên mục

TRƯỜNG ĐH LUẬT HÀ NỘI: Ngày hội Hiến máu nhân đạo “Bão Hồng 27”

TRƯỜNG ĐH LUẬT HÀ NỘI: Ngày hội Hiến máu nhân đạo “Bão Hồng 27”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

“Lòng yêu nước” cần những biểu hiện tôn nghiêm, đúng mực, đúng chỗ

“Lòng yêu nước” cần những biểu hiện tôn nghiêm, đúng mực, đúng chỗ

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Thủ tướng chung vui lễ khai giảng tại ngôi trường đặc biệt của Thủ đô

Thủ tướng chung vui lễ khai giảng tại ngôi trường đặc biệt của Thủ đô

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng

EduCom vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương hiệu tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2024

EduCom vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương hiệu tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2024

Trao học bổng cho trẻ em nghèo tại Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh

Trao học bổng cho trẻ em nghèo tại Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh

NEU INTERNSHIP DAY 2024: Tìm kiếm cơ hội thực tập cho các bạn sinh viên

NEU INTERNSHIP DAY 2024: Tìm kiếm cơ hội thực tập cho các bạn sinh viên