Phong Thổ – Lai Châu: Những bông hồng miệt mài bám bản ‘gieo chữ’ vùng biên

23:42 | 04/09/2018

Vì tình yêu nghề, vì sự nghiệp “trồng người”, những thầy giáo, cô giáo nơi vùng biên vẫn cần mẫn, tận tụy ươm mầm cho ước mơ của học trò được bay cao, bay xa đến với chân trời tri thức.


Đến với xã Dào San huyện Phong Thổ có nhiều câu chuyện khác về những thầy cô giáo trẻ. Họ bằng sức trẻ, tri thức và lòng nhiệt huyết của mình đã không cho bản thân có một lựa chọn tốt hơn bằng việc về cái nơi heo hút này để dạy học.

Ngày điểm trường mầm non thuộc bản Chư San, xã Dào San huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu được đưa vào sử dụng, cũng là ngày cô giáo trẻ Lý Thị Thuận vui hơn cả. Từ nay, lớp học của cô Thuận, người mẹ hiền của 27 em nhỏ, không còn phải học dưới mái nhà dột nát mỗi khi trời đổ mưa.

Cô Lý Thị Thuận, là một trong số những giáo viên trẻ nhất tại điểm trường Chư San thuộc trường Mầm Non xã Dào San huyện Phong Thổ.  Sinh năm 1991, quê Lào Cai, sau khi tốt nghiệp, cô Thuận theo gia đình lên quê ngoại (Mường So) lập nghiệp. Sau một thời gian dạy tại trung tâm xã Dào San, gần một tháng nay cô được phân công dạy tại điểm trường Chư San.

Đường vào bản Chư San xã Dào San huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu.

Kể từ ngày đến với những đứa trẻ nơi đây, cô Thuận vẫn “một mình một ngựa” vượt qua những cung đường ấy. Cứ đi từ rạng sáng thì đến xâm xẩm tối cô mới về đến nhà và ngược lại. Ngày hôm qua, cô cũng mới vượt cung đường khoảng 30km đường rừng (khoảng 2h đồng hồ) để kịp chung vui chung niềm vui có điểm trường mới. Sáng nay, cô Thuận và những đứa trẻ nơi đây mặc đẹp hơn mọi ngày để dọn dẹp điểm trường mới chuẩn bị lễ khai giảng cho năm học mới. Nói là mặc đẹp hơn nhưng với cô cũng chỉ là một bộ váy truyền thống và những đứa trẻ là chiếc áo lành lặn nhất. Đời sống người dân ở bản Chư San nói riêng và xã Dào San nói chung còn nhiều khó khăn lắm.

Trao đổi với PV, cô Thuận điểm trường Chư San xã Dào San huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu chia sẻ: “Điểm trường Chư San là một trong những điểm trường xa và khó khăn của trường Mầm Non Dào San. Hiện tại  điểm trường này có 27 cháu. Do điều kiện trường lớp không có nên nhà trường đã ghép các em từ 3-5 tuổi học chung…”

Bảo Chư San nhìn từ trên cao.

Ở điểm trường này vất vả nhất là điều gì? Chúng tôi đặt câu hỏi ấy với cô Lý Thị Thuận. Cô vui vẻ trả lời: “Trước kia thì vất vả nhiều lắm, nhưng giờ đỡ hơn rồi”. Có lẽ quen với cái khó nhiều nên cô Thuận  cũng như các thầy cô giáo vùng cao xem những điều khó khăn là điều bình thường mà các cô vẫn hàng ngày vượt qua.

Khó khăn nhất với cô cũng  như với người dân của bản Chư San là vào mùa khô, thiếu nước. Thế nhưng, cô Thuận bảo, cô sinh ra, lớn lên cũng từ vùng cao nên đã quen với cảnh đó rồi. Điều mà cô luôn đau đáu là có một phòng học cho các con thì giờ đây đã thành hiện thực.

Rời bản Chư San, chúng tôi tiếp tục ngược về điểm trường Ma Can và bản San Cha. Bản Ma Can và bản San Cha hai điểm trường xa nhất của xã Dào San huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu. Trong trong ánh nắng vàng xuyên qua từng mảng rừng xanh lá, ngắm bản Ma Can và bản San Cha thật hiền hòa và xinh đẹp. Thế nhưng ít ai biết được vào mùa mưa lũ, khi đến bản San Cha và Ma Can là một chặng đường đầy cam go và nguy hiểm với những đập tràn nước hung hãn, chia cắt. Nhiều thầy cô giáo đã phải xa gia đình để túc trực ở trường hằng ngày, hằng tuần. Ấy vậy mà trong khó khăn họ vẫn bền lòng gieo chữ cho đồng bào Mông nơi đây.

Cô Lý Thị Thuận và các em học sinh bản Chư San chuẩn bị đón năm học mới.

Tiếp chúng tôi, cô giáo Phạm Thị Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Mầm Non xã Dào San huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu cho biết: Toàn trường Mầm non Dào San có 630 học sinh. Nhà trường có một trường trung tâm và 15 điểm bản. Ban đầu, khi mới lập điểm trường ở đây, các cô giáo đã gặp không ít khó khăn khi vận động phụ huynh đưa con ra lớp. Phần vì nhận thức của người dân chưa cao, phần vì địa bàn cách trở.

Lúc lập điểm trường ở bản, các cô giáo trẻ băng rừng vào từng nhà dân một để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân, mục đích cuối cùng là làm cho phụ huynh các cháu hiểu và đưa con ra lớp. Cái khó nhất thời điểm bấy giờ là huy động các nguồn xã hội hóa phục vụ việc học tập và sinh hoạt của các con. Giờ đây, nhờ sự chung tay của chính quyền địa phương, sự vận động của các cô giáo, người dân đã có ý thức tốt hơn. Các gia đình không chỉ hàng ngày đưa con em ra lớp mà còn chủ động mang theo thức ăn, rau, gạo đóng góp cho điểm trường để cô Sán tổ chức nấu cho các cháu ăn trưa tại lớp.

PV chung niềm vui với các em học sinh điểm trường Chư San.

Cũng theo cô Hà cho biết hiện toàn trường có 40 cán bộ, giáo viên thì khoảng 30% là giáo viên trẻ miền xuôi ngoài ra còn một số cô ở trong huyện, trong tỉnh. Với điều kiện kinh tế tại đây còn gặp nhiều khó khăn thì quá trình công tác, sinh hoạt của thầy, cô giáo cũng còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Vào những ngày mưa lũ, bản thân tôi luôn lo lắng cho các cô dạy ở những bản xa như San Cha, Ma can, Chư San…đây là những điểm trường xa nhất của xã Dào San. Những ngày mưa lũ nguy cơ mất các thầy cô là rất cao. Để tránh những việc đáng tiếc xảy ra, vào những ngày mưa, lũ tôi luôn đôn đốc các cô ra khỏi bản sớm…”.

Trong câu chuyện với chúng tôi, được biết bản thân cô Hà, Hiệu trưởng  Trường Mầm Non Dào San sinh ra và lớn lên ở Thái Bình. Sau khi tốt nghiệp, cô bỏ lại tất cả niềm vui nơi phố thị để về trường Mường So công tác. Trải qua 16 năm đứng lớp, cô giáo luôn nỗ lực đem kiến thức của mình để truyền dạy cho học sinh bằng tinh thần trách nhiệm. Thế nhưng chỉ khi trực tiếp nghe cô trải lòng, chúng tôi càng thấu hiểu tấm lòng của cô giáo đối với học sinh thân yêu. Cô giáo Hà chia sẻ: Hầu hết mọi ngóc ngách thôn, bản, bìa rừng, con suối tại đây, tôi đã đi qua không sót để đến từng nhà vận động các em đến lớp, có nhiều nhà tôi phải đi 4 đến 5 lần mới có thể gặp được phụ huynh và học sinh. Dù vất vả đến mấy, gian nan đến đâu nhưng mỗi sáng điểm danh, lớp không vắng em nào là tôi vui mừng rồi.

Các cô giáo tại trường mầm non Dào San huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu.

Dẫu biết rằng đối với đội ngũ giáo viên, nhận công tác tại Dào San cũng đồng nghĩa với việc sẵn sàng đón nhận những khó khăn ở phía trước như: bất đồng về ngôn ngữ giữa thầy với trò, tình trạng học sinh nghỉ học cách nhật vào mùa thu hoạch của gia đình hay khó khăn về đi lại, sinh hoạt…Thế nhưng, đối với họ càng khó khăn thì ngọn lửa đam mê lại càng bùng cháy như tôi luyện thêm ý chí bền lòng trên hành trình đưa tri thức đến vùng sâu, vùng xa. Công trình vĩ đại của tri thức và lòng nhân ái đó chắc chắn sẽ rộng lớn và tráng lệ hơn khi những người đang xây lên nó được xã hội ghi nhận và quan tâm săn sóc. Đó sẽ là nguồn động lực to lớn để các thầy cô giáo vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thêm nỗ lực, thêm nhiệt huyết để mỗi bước chân đến trường, mỗi bước chân đến văn minh hiện đại của các em học sinh thêm vững vàng hơn.

Ngày hội tới trường của thầy trò trường Mầm Non Dào San ngày 5/9/2018

Có lên vùng cao và trải qua những ngày công tác cùng các thầy, cô giáo nơi đây mới thấu hiểu trái tim yêu thương và tấm lòng nhiệt huyết của các nhà giáo đối với học sinh thân yêu. Trên con đường trở về giữa buổi trưa nắng gắt, tôi vẫn nhớ những câu hát của các thầy, cô giáo nơi đây “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai… Xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi người…”.

Tin rằng, những trăn trở, những nỗi niềm, những cống hiến của các thầy cô giáo vùng biên sẽ giúp cho cuộc sống của người dân nơi đây xua đi cái nghèo khó. Sự cống hiến của các thầy cô giáo sẽ góp phần đưa nền giáo dục ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bước phát triển tốt hơn.

 

Quang Tới/VHVN

Video hay


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình