Phóng sự ảnh : Bản sắc Tam Đường trong mắt người lữ hành

11:48 | 25/12/2022

Bất cứ ai đặt chân đến miền đất Tam Đường, tỉnh Lai Châu đều sẽ “phải lòng” với vẻ đẹp nguyên sơ của con người và núi rừng giữa đại ngàn Tây Bắc.


Nét tinh khôi trong sương lạnh của những đứa trẻ miền cao.

Những đứa trẻ Dao đầu bằng trong trang phục truyền thống  tại bản Sì Thâu Chải khiến người lữ hành muốn dừng chân lại lâu hơn.

Trang phục của người Dao đầu bằng thường được dệt thành các họa tiết cầu kỳ, được phối bởi những gam màu sắc sặc sỡ, đặc biệt chú trọng nhiều vào chi tiết ở phần mũ và cổ áo.

Điệu múa trên sườn núi của phụ nữ người Dao tại bản Sì Thâu Chải

Đỉnh núi trên bản Sì Thâu Chải còn là điểm bay dù lượn quốc tế lý tưởng, với độ cao trên 1500m so với mực nước biển.

Nam thanh nữ tú người H’Mông bản Lao Chải đang say sưa trong điệu múa “tỏ tình”.

Theo lời già làng ở bản Lao Chải kể rằng: Hễ những cô gái miền xuôi nào lên trên đây dạy chữ, chẳng mấy chốc mà mê tiếng khèn của các chàng trai vùng cao, thế  rồi sẽ gắn bó với đất Tam Đường này, chẳng muốn rời đi.

Khác với người H’Mông, đàn ông Lự nhờ tiếng sáo để thổ lộ tình yêu với người phụ nữ mà mình thầm thương trộm nhớ.

Theo quan niệm của người Lự, khi đôi lứa yêu nhau và kết duyên vợ chồng thì tiếng sáo do người chồng cất lên sẽ đệm cho người vợ hát đến suốt cuộc đời.

Trong văn hóa dân tộc Lự chỉ có đàn ông được thổi sáo và tự làm sáo, còn người phụ nữ sẽ dùng tiếng hát để đáp lại lòng thành.

Người Dao đầu bằng chế biến dược liệu  thành nhiều loại thuốc chữa bệnh hoặc dùng để ngâm rượu

Hương vị Tây Bắc giữ chân người lữ hành: đặc sản Pa Pỉnh Tộp (cá nướng) Tam Đường, canh măng rừng, trâu gác bếp, xôi nếp màu

Tam Đường mang một nền văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Khi đặt chân đến miền đất “trữ tình” này, người lữ hành được trải nghiệm các phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số khác nhau, đồng thời được tham gia vào những hoạt động đặc trưng trong nếp sống của người đồng bào, để tìm hiểu sâu hơn về nét văn hóa truyền thống của người miền núi nói chung và người dân Tam Đường nói riêng. Đặc biệt, người lữ hành có cơ hội trải nghiệm và thưởng thức đặc sản ẩm thực phong phú mang hương vị riêng của núi rừng phía Bắc.

“Bản sắc Tam Đường là dự án quảng bá văn hoá, dân tộc, trang phục, ẩm thực, lễ hội, kiến trúc và nông sản của 12 dân tộc anh em hiện đang sinh sống tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu”.

Fanpage: BanSacTamDuong

Website: https://tamduong.laichau.gov.vn/

ChuVanThuy (VHVN)


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng: Triển khai hiệu quả “bộ tứ chiến lược”; thực hiện bằng được các mục tiêu lớn

Thủ tướng: Triển khai hiệu quả “bộ tứ chiến lược”; thực hiện bằng được các mục tiêu lớn

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

30/4 – Đất nước trọn niềm vui

30/4 – Đất nước trọn niềm vui

Festival Gốm –  Khinh khí cầu lần đầu tiên tổ chức tại Đồng Nai

Festival Gốm –  Khinh khí cầu lần đầu tiên tổ chức tại Đồng Nai

Trại hè thanh thiếu niên kiều bào trẻ khám phá hành trình đất phương Nam

Trại hè thanh thiếu niên kiều bào trẻ khám phá hành trình đất phương Nam

Hòa bình và thịnh vượng sau 50 năm đất nước thống nhất

Hòa bình và thịnh vượng sau 50 năm đất nước thống nhất