Phát huy tối đa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội tại Krông Nô

21:25 | 24/07/2024

Với phương châm không để người nghèo và các đối tượng yếu thế bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Nô (NHCSXH) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống. Qua đó, đóng góp tích cực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương. 

Họp giao ban tại điểm giao dịch xã triển khai các tín dụng chính sách

Đến nay, tổng nguồn vốn là 605.796 triệu đồng, tăng 35.780 triệu đồng, tỷ lệ tăng 6,23% so năm 2023. Trong đó, nguồn vốn trung ương là 569.051 triệu đồng, chiếm 90,4% tổng nguồn vốn, tăng 27.521 triệu đồng; Nguồn vốn ngân sách tỉnh là 16.237 triệu đồng, chiếm 6,38% tổng nguồn vốn, tăng 5.000 triệu đồng; Nguồn vốn ngân sách huyện là 18.466 triệu đồng, chiếm 3,56% tổng nguồn vốn, tăng 3.259 triệu đồng.

Trong 6 tháng đầu năm doanh số cho vay đạt 86.018 triệu đồng, với 2.047 lượt hộ vay vốn. Một số chương trình cho vay tăng trưởng cao đó là cho vay hộ cận nghèo, cho vay chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay chương trình nước sạch vệ sinh môi trường. Giải quyết được 239 lao động với số tiền 12.910 triệu đồng. Doanh số thu nợ 51.791 triệu đồng với 3.420 món vay.

Tổng dư nợ đến 30/6/2024 đạt 605.390 triệu đồng, với 10.153 hộ dư nợ, chiếm 54% tổng dân số trên toàn huyện, dư nợ tăng 34.227 triệu đồng so với năm 2023, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ là 6 %. Tỷ lệ nợ quá hạn 0,01%; tỷ lệ nợ khoanh là 0,07%.

 Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp nhiều gia đình có điều kiện đầu tư khôi phục sản xuất, mua gia súc phát triển chăn nuôi và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Ông Đào Thái Hùng Giám đốc NHCSXH huyện Krông Nô, cho biết: Hơn 20 năm qua, đã triển khai 14 chương trình tín dụng chính sách xã hội đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện, đã làm thay đổi căn bản nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, từ mặc cảm, tự ti, không dám vay vốn, vay nhỏ lẻ, mô hình bé, đến nay đã mạnh dạn vay vốn,  vay với mức cao và mở rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả.

Với nhiều lợi thế như không phải thế chấp, lãi suất thấp, thủ tục vay đơn giản, giao dịch được thực hiện ngay tại xã, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ thông qua NHCSXH đã thực sự trở thành điểm tựa vững chắc giúp các hộ nghèo dân tộc thiểu số ở huyện vùng núi, vùng đồng bào dân tộc tại huyện Krông Nô có vốn sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ổn định; các chương trình tín dụng chính sách còn giúp người dân tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa… góp phần nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân, ông Đào Thái Hùng cho hay.

Để bảo đảm nguồn vốn đến đúng đối tượng, phát huy hiệu quả, NHCSXH huyện đã phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác thực hiện nghiêm túc việc giao dịch tại xã theo lịch cố định.

Mỗi điểm giao dịch đều có hộp thư góp ý để người dân đến giao dịch phản ánh kịp thời những vướng mắc về thủ tục và thái độ của cán bộ tín dụng chính sách. Qua đó, đã giúp người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương trong việc thực hiện tín dụng chính sách.

Các tổ chức chính trị – xã hội đã thường xuyên tăng cường kiểm soát, giám sát hiệu quả sử dụng vốn vay và thanh toán nợ, lãi đúng thời hạn, không để xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn, nợ đọng vốn vay, ngăn ngừa tiêu cực góp phần hạn chế “tín dụng đen” ở nông thôn; đồng thời còn là nơi để người dân gửi gắm niềm tin, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, đầu tư hiệu quả hơn…

Với những giải pháp tích cực, hiệu quả, NHCSXH Krông Nô đã thực hiện tốt các chương trình cho vay theo quy định, bảo đảm phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ở địa phương. Qua đó, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện. Các bản, khu dân cư đã tiếp cận đầy đủ, kịp thời chính sách tín dụng ưu đãi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các đối tượng thụ hưởng như hộ nghèo, hộ cận nghèo… Đặc biệt, tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện trong những năm qua.

PV

 


Cùng chuyên mục

Tín dụng chính sách tạo “đòn bẩy” giải quyết việc làm ở Cư Kuin

Tín dụng chính sách tạo “đòn bẩy” giải quyết việc làm ở Cư Kuin

Ngân hàng Chính sách xã hội Đắk Nông: Phát động phong trào thi đua triển khai ứng dụng Quản lý Tín dụng chính sách

Ngân hàng Chính sách xã hội Đắk Nông: Phát động phong trào thi đua triển khai ứng dụng Quản lý Tín dụng chính sách

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Cư Kuin: Tín dụng chính sách đồng hành cùng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội

Cư Kuin: Tín dụng chính sách đồng hành cùng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Nhà báo & Công luận ở Bắc miền Trung

Nhà báo & Công luận ở Bắc miền Trung

Cư Kuin: Nâng cao chất lượng hoạt động các Điểm giao dịch xã

Cư Kuin: Nâng cao chất lượng hoạt động các Điểm giao dịch xã

Tín dụng chính sách xã hội – điểm tựa vững chắc của người nghèo

Tín dụng chính sách xã hội – điểm tựa vững chắc của người nghèo