Phát hiện ngôi mộ cổ trong hang đất, chuyên gia tức tốc tìm đến nhưng 4 chữ trong mộ khiến họ phẫn nộ

11:08 | 07/05/2021

Kết quả khai quật lần này đã làm các chuyên gia vô cùng phẫn nộ.


Khảo cổ là một ngành nghề vô cùng phát triển ở Trung Quốc. Đối với nhiều người mà nói, được làm công việc bảo tồn văn hóa dân tộc là một điều đáng tự hào. Song, không phải lúc nào các chuyên gia khảo cổ cũng có thể bình tĩnh an tâm với các địa điểm được xác định có giá trị lịch sử, bởi lẽ, đôi khi chỉ cần chậm một bước, tất cả những hy vọng đều không còn nữa.

Chúng ta đều biết rằng, trộm mộ là một trong những công việc xuất hiện trước khi ngành khảo cổ học chuyên nghiệp ra đời. Việc trộm mộ từ lâu đã rất phổ biến ở Trung Quốc, do tập tục tùy táng và những tư tưởng về cuộc đời ở thế giới bên kia.

Những tên trộm mộ dù có thể không có hiểu biết sâu rộng về khoa học, nhưng tay nghề của chúng thì không hề kém cỏi, có không ít trường hợp các chuyên gia cũng chỉ đành ngậm ngùi than thở vì lỡ đến sau những tên trộm này.

Ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, người ta đã từng phát hiện một ngôi mộ cổ. Một em bé đang chơi đùa phát hiện ra một cái hang, liền chạy vào xem, rồi cầm ra mấy mảnh vỡ. Theo như phán đoán của người dân, đây rất có thể là ngôi mộ của một nhà quý tộc. Vậy là tung tích về ngôi mộ của vị hoàng đế đã được phát hiện.

Nghe được tin này, các chuyên gia khảo cổ lập tức tìm đến. Nhìn từ bên ngoài, họ cho rằng ngôi mộ này có lẽ chưa từng bị động tới, nên chắc chắn là sẽ đào được vô số bảo vật quý hiếm.


Qua đánh giá sơ bộ, các chuyên gia biết được đây là ngôi mộ của hoàng đế Nam Đường Lý Biện (còn có tên khác là Lý Thăng).

Năm 937, ông xưng đế, đến năm 939 thì đặt tên triều đại là Nam Đường, là một trong 10 nước thời Ngũ Đại Thập Quốc. Nước Nam Đường dưới triều đại Lý Biện có lãnh thổ tương đối rộng, nội bộ có nhiều cải cách về chính trị, nhân dân được hưởng cảnh hòa bình.

Tuy nhiên, sự việc sau đó khiến các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên. Họ đào mãi mà không phát hiện thấy gì cả, theo lý mà nói thì mộ của hoàng đế khai quốc không thể không chôn theo đồ tùy táng, vậy tại sao lại không thấy gì cả?

Các chuyên gia cẩn thận xem xét kỹ lưỡng bên trong mộ, phát hiện có một hòn đá, bên trên khắc bốn chữ “Ta đã tới đây”.

Đến đây, các chuyên gia mới vỡ lẽ, hóa ra ngôi mộ đã bị đào trộm từ lâu rồi. Những tên trộm này không những dùng đất lấp lên cửa mộ, lại còn khắc chữ để cười đùa chuyên gia. Quả thực là khiến các chuyên gia tức giận không nói thành lời.

 

Nguồn: Sohu, Kknews

 
 

Video hay


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

Tập đoàn triển lãm Zhejiang lần thứ ba xuất hiện tại AL Expo Nhật Bản: Trưng bày năng lực cạnh tranh toàn cầu của Chiết Giang kỹ thuật số

Tập đoàn triển lãm Zhejiang lần thứ ba xuất hiện tại AL Expo Nhật Bản: Trưng bày năng lực cạnh tranh toàn cầu của Chiết Giang kỹ thuật số