Đợt dịch Covid-19 thứ 4 ập đến TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phố phía Nam trong thời gian vừa qua đã khiến cho hầu hết ngành nghề bị “đứng hình”. Tính chất của đợi dịch lần này khá phức tạp, vượt ngoài suy đoán của nhiều người, trở thành rào cản lớn, làm ngưng trệ giao dịch toàn thị trường. Tuy nhiên, “khoảng lặng” sẽ không quá dài bởi mọi yếu tố nền tảng của thị trường như cung – cầu, nhân sự và khả năng tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp sẽ có phần thuận lợi hơn khi được các cơ quan, chính quyền hỗ trợ cho doanh nghiệp và thị trường đối phó với dịch bệnh.
Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC (người bên trái) trao đổi cùng Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Phước Trần Quốc Duy về công tác khởi nghiệp, hướng nghiệp ngành, hướng phát triển sản phẩm một cách khoa học, sáng tạo kể cả công tác truyền thông tại chương trình trình “Chuyến xe tri thức”, Hành trình “Khởi nghiệp từ rác” và ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển các mô hình kinh tế mới đây
Dịp này, chúng tôi đã có dịp trao đổi với Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng viện; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho rằng, sau thời gian khó khăn vì dịch bệnh Covid – 19, các doanh nghiệp đang như những “lò xo nén”, đều đã thiết lập lại kế hoạch để chờ cơ hội bật lên bứt phá.
Có thể thấy, ngay sau khi “bình thường mới” thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt theo tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp hiện đã và đang nỗ lực khắc phục khó khăn về nguồn vốn, nguyên liệu, nhân lực để tận dụng cơ hội thị trường, thúc đẩy sản xuất.
Luật gia Hồ Minh Sơn –Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) chia sẻ năm 2022 là năm có nhiều cơ hội và thách thức cho cộng đồng doanh nghiệp rất lớn. Trong đó, dịch Covid-19 bùng phát mạnh trong nước như thời gian vừa qua đã giúp cả nước, mỗi địa phương và cộng đồng doanh nghiệp nhìn nhận được những bất cấp trong quá trình điều hành và phát triển, chẳng hạn về chuỗi cung ứng, kinh nghiệm quản trị điều hành, phát triển hệ sinh thái hay quá trình chuyển đổi số như thế nào để phù hợp với xu thế.
Theo Luật gia Hồ Minh Sơn –Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho rằng trong thời gian thực hiện giãn cách vì dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp…Qua đó, hầu hết các doanh nghiệp không kinh doanh được nhiều nhưng đây cũng là thời điển để doanh nghiệp, doanh nhân đánh giá lại chính mình. Có thể thấy, những hạn chế trong thời gian khó khăn khi thực hiện giãn cách cũng chính là “lò xo nén” chờ cơ hội để vươn lên. Vì lẽ đó, hầu hết doanh nghiệp, doanh nhân đều định hướng lại việc phát triển, xây dựng đội ngũ, các kế hoạch hành động một cách khoa học để mong rằng khi dịch giảm, bớt hẳn thì có ngay chiến lược, kế hoạch bù đắp lại. Nên rất nhiều cơ hội nhìn thấy được trong tương lai. Đặc biệt, hệ sinh thái trong cộng đồng doanh nghiệp thể hiện tinh thần thắt chặt tính đoàn kết hơn, cộng hưởng với nhau về tất cả điểm mạnh, điểm yếu để làm ra tập thể mạnh. Trong đó, có cộng đồng doanh nghiệp tại TP.HCM sẽ có tốc độ phát triển tốt hơn để bù lại khoảng thời gian bị đình trệ sản xuất, kinh doanh.
Có thể khẳng định, hiện đã xuất hiện nhiều mô hình mới, phương thức mới hình thành giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn, đó là “kinh doanh có ý thức”. Đồng thời, người tiêu dùng trong nước sẽ thiện cảm nhiều hơn đối với các thương hiệu có tinh thần trách nhiệm, có thể giúp thế giới sạch và “xanh” hơn, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh đang hoành hành. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi mô hình sản xuất – kinh doanh, từ tìm nguồn cung ứng tiêu chuẩn và bền vững đến xây dựng quy trình sản xuất không ô nhiễm, tác động tiêu cực đến môi trường.
Mặc dù vậy, những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 vẫn còn đó, khi các hoạt động sản xuất kinh doanh đều bị ảnh hưởng từ nguồn lực tài chính đến hệ sinh thái doanh nghiệp, nguồn lao đông trong doanh nghiệp có sự thay đổi…Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp luôn mong Chính phủ, các bộ, ngành quản lý cùng các địa phương phải có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt nhất là có những thay đổi, cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn nữa, giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đầu tư các dự án…
Các chính sách của Nhà nước, sự cổ vũ của cộng đồng, sự nhạy bén của các nhà khởi nghiệp đã tạo nên phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ trong thanh niên, doanh nhân trẻ. Điển hình, mới đây Tỉnh Đoàn Bình Phước đã phối hợp tổ chức chương trình “Chuyến xe tri thức”, Hành trình “Khởi nghiệp từ rác” và ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển các mô hình kinh tế. Bên cạnh đó, đã tổ chức cho các thanh niên thăm mô hình khu du lịch sinh thái hoa sen, lúa nước Bù Cà Chải (thôn Bù Cà Mau) và Nông trại Thiên Nông (xã Phú Văn), huyện Bù Gia Mập. Qua hoạt động thực tiễn, chúng tôi mới hiểu được tâm tư, nguyện vọng và những gì thiết thực cho các bạn trẻ khởi nghiệp. Mặc dù, cộng đồng khởi nghiệp hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, hàm lượng trí tuệ và công nghệ chưa cao, hạn chế về nhân lực trình độ cao, cơ sở vật chất còn thiếu thốn cùng những hạn chế trong kiến thức về tư duy quản trị, kinh doanh…
Dịp này, Luật gia Hồ Minh Sơn –Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) bày tỏ sự mong lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành kêu gọi các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp. Ví dụ, cứ một doanh nghiệp lớn có thể hỗ trợ 5-10 bạn trẻ khởi nghiệp, bởi các doanh nghiệp lớn đã có sẵn bộ máy, trong khi đó họ chỉ cần cử một nhóm cán bộ để cùng chia sẻ công tác quản trị điều hành, tìm kiếm nguồn vốn, hệ sinh thái, đào tạo cho các bạn trẻ khởi nghiệp trong khoảng 2-3 năm, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp “khỏe mạnh”, phát triển tốt thì tiếp tục tìm kiếm lớp kế cận khác. Bên cạnh các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển thành công thì nên quay ngược lại hỗ trợ các “đàn em” trong kinh doanh khởi nghiệp.
Cũng theo Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho biết thêm bằng những hoạt động mang tính gối đầu như thế thì hàng năm sẽ có hàng trăm sẽ tăng trưởng rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp được hỗ trợ…Có thể tin tưởng, vào năm 2025 cả nước sẽ có 1,3-1,5 triệu doanh nghiệp. Thế nhưng, để có những doanh nghiệp chất lượng và bền vững, các định chế tài chính, tổ chức tín dụng cần có nguồn vốn ưu đãi, thành các quỹ đầu tư hỗ trợ cho khởi nghiệp. Từ đó, việc vay vốn này có thể thông qua các hiệp hội để cùng thẩm định các ý tưởng, các dự án khởi nghiệp có tính khả thi, với các điều kiện cho vay phải thông thoáng hơn để dễ dàng định hướng đi ngành nghề khởi nghiệp cũng như công tác truyền thông về chiến lược xây dựng thương hiệu của chính các doanh nghiệp khởi nghiệp sớm ươm mầm phát triển trong tương lai không xa.
Tin rằng, dù đại dịch Covid – 19 làm đảo lộn nền kinh tế nhưng cũng sẽ là cơ hội để sắp xếp, cơ cấu lại mô hình kinh doanh, sản xuất của nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần sớm thích ứng và sáng tạo trong giai đoạn này sẽ có cơ hội để phát triển nhanh, bứt phá mạnh mẽ sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Văn Hải – Hồ Thị Thanh Tuyền