Oằn mình dưới nắng nóng: Con ơi có thấu nỗi khổ của cha mẹ sinh thành?

17:08 | 07/07/2018

Tháng 6, tháng 7 này là thời điểm nắng nhất trong năm. Dưới cái oi ả của mùa hè, cảm giác khó chịu khiến ai nấy cũng mong muốn tìm một nơi nào đó để trốn nắng. Nhưng đâu đấy vẫn còn rất nhiều hình ảnh về những người dân lao động, những bậc phụ huynh vẫn nhẫn nại oằn mình dưới nắng nóng.


Vậy, động lực nào khiến họ có thể mạnh mẽ cam chịu đến như thế? Không đâu khác chính là vì tương lai của những đứa con thơ dại.

Câu nói: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” diễn tả sự hy sinh to lớn của những người làm cha làm mẹ thật không sai chút nào. Khi cái oi bức của mùa hè đến, ta lại thêm một lần nữa được chứng kiến và chiêm nghiệm những điều đó.

Thành phố lớn chính là nơi mà người dân nghèo trên cả nước tất bật tụ họp để mưu sinh, đặc biệt là Sài Gòn và Hà Nội. Giữa đô thị phồn hoa nhộn nhịp, dưới cái nắng như đổ lửa ta vẫn thấy những người bán hàng rong, những người thợ hồ, những người làm nghề xe thồ xích lô, công nhân vệ sinh, những người bán vé số…

Họ vẫn quần áo mũ nón oằn mình dưới cái nắng gay gắt và hơi nóng như lò thiêu phả vào mặt. Họ cần mẫn nhẫn nại đợi khách hoặc hoàn tất những thứ cần phải làm trong ngày, bởi vì công việc không cho họ được trốn nắng. Thân hình đen nhẻm, đôi tay gầy guộc, nét mặt bơ phờ càng trở nên tiều tụy hơn khi thời tiết lên đến 41 độ. Tuy vậy, họ không còn sự lựa chọn nào khác là phải tiếp tục làm việc.

Dưới cái nắng như đổ lửa, những người dân nghèo vẫn oằn mình để mưu sinh. (Ảnh minh họa: pinterest.com)

Rồi tối đến những người lao động nghèo ấy lại trở về với xóm trọ chật hẹp, nóng như hỏa diệm sơn.

Khi được vào tận nơi và chứng kiến cảnh sinh hoạt nơi đây ta mới thật sự cảm nhận hết nỗi cơ cực của những cảnh đời xa xứ, và thấy thương hơn là những người phải gánh trên vai mối lo cơm áo gạo tiền cho gia đình tại quê nhà. Cuộc sống mưu sinh không cho họ sự lựa chọn nào khác là phải chịu đựng lay lắt, còn sống còn được làm việc đối với họ là còn may mắn.

Ví dụ như gia đình của chị Nguyễn Thị Ngọc Ánh, hai vợ chồng chị đều là công nhân thuê trọ tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Lúc được phóng viên hỏi thăm thì cả người chị rệu rã bơ phờ vì cả đêm qua không ngủ được do nóng, chị lại đang mang bầu tháng thứ 4 nên càng trằn trọc hơn người thường.

Khi được hỏi sao vợ chồng anh chị không lắp điều hòa thì chị trần tình, buồn bã: “Tiền đâu ra mà lắp hả anh? Thu nhập của cả hai vợ chồng chỉ có khoảng 9,5 triệu, trong khi đó bao nhiêu thứ phải chi! Hằng tháng, vợ chồng em gửi về cho ông bà 2,5 triệu đồng để ông bà chăm đứa lớn; tiền nhà, tiền điện nước là 1,5 triệu đồng; tiền ăn của hai vợ chồng khoảng 2 triệu; rồi tiền xăng xe, điện thoại… Vừa rồi, hai vợ chồng để dư ra 3 triệu đồng thì đứa con lớn bị bệnh, phải vào bệnh viện, thế là hết!”.

Chị còn nói thêm rằng: “Với thu nhập như vợ chồng em, thì mọi cái phải ưu tiên cho con, còn bố mẹ chịu đựng được đến đâu thì chịu. Thực tế, đến giờ vợ chồng em vẫn chịu đựng được mà (cười). Vì vậy, chiếc điều hòa là cái gì đó quá xa xỉ với tụi em. Hơn nữa, sắp tới em sinh nở, nên phải dành dụm, nhỡ có chuyện gì”.

Không chỉ riêng gia đình chị Ánh mà bất cứ gia đình nào đi làm xa xứ cũng vậy cả. Họ cố gắng tiết kiệm dành dụm từng đồng chi tiêu nhỏ lẻ trong gia đình để gói ghém gửi về quê, mọi thu nhập ưu tiên hết cho con cái được học hành đàng hoàng. Đối với họ có được một chút thư giãn giản đơn cũng thật xa xỉ, so với mức lương eo hẹp và biết bao chi phí phải chi trả. Dù vất vả là thế, nhưng họ vẫn có thể mỉm cười và chịu đựng được, chỉ vì họ là “bậc sinh thành”, “miễn sao con cái được ăn mặc, được học hành như chúng bạn”.

Dù vất vả là thế, nhưng họ vẫn có thể mỉm cười và chịu đựng được, chỉ vì họ là “bậc sinh thành”… (Ảnh: youtube.com)

Tháng 6, tháng 7 trời nắng như đổ lửa nhưng cũng là mùa tuyển sinh trên cả nước từ phổ thông cho đến đại học. Không chỉ tại tầng lớp lao động nghèo khó ta mới được chứng kiến cảnh cha mẹ chịu nóng vì con, mà đến những tầng lớp trung bình cho đến khá giả trong thành phố ta cũng thấy cảnh các bậc phụ huynh tất tả đứng đợi chờ con đi thi về, hay chen chúc nhau nộp hồ sơ tuyển sinh phổ thông. Dù nóng, dù mệt, dù mong được nhanh về nhà trốn nắng, nhưng họ vẫn nhẫn nại đứng chịu đựng dưới tiết trời oi bức, ngột ngạt.

Chẳng hạn như tại Hà Nội, dù cái nắng như đổ lửa của thời tiết cũng không thấm vào đâu so với sự căng thẳng của các bậc phụ huynh có con tuyển sinh vào lớp 10 năm nay.

Theo Hoa Học Trò, ngày 29/6, ngay sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập, con chị Lương Thị H (Linh Đàm, Hoàng Mai) được 46,5 điểm, trượt cả nguyện vọng một và hai. Sau khi nghe tư vấn, thấy trường THCS-THPT Tạ Quang Bửu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thông báo điểm chuẩn là 46, sáng sớm 30/6, chị H lao đến trường để nộp hồ sơ.

Số người có nhu cầu vào học quá đông, phụ huynh phải xếp hàng chờ. Dưới cái nắng 39-40 độ C, chị H và hàng trăm phụ huynh vẫn kiên nhẫn chờ từ sáng sang chiều. Bởi với họ, không gì quan trọng bằng việc xin được một suất học cho con, dù bụng đói, dù lưng áo mướt mồ hôi vì nắng nóng.

Tuy nhiên, mọi hy vọng, nỗ lực của phụ huynh đã “đổ sông đổ biển” khi trường Tạ Quang Bửu liên tục tăng điểm chuẩn lên mức kỷ lục. Sáng 30/6 là 46 điểm, chiều tăng lên 49, rồi hôm sau lên 50,5. Rất nhiều phụ huynh chầu chực nhiều ngày ở trường, nhưng cuối cùng thất vọng ra về. Và chị H, lại tiếp tục lao ra đường giữa nắng gắt để tìm cơ hội mới cho con.

Trên trang mạng Giáo Dục có câu chuyện về vị phụ huynh, trong lúc chờ con thi môn vật lý để tuyển sinh đại học Lao động và Xã hội đã phải ngất xỉu vì mệt mỏi và thiếu nước dưới trời nắng nóng. Không ai rõ danh tính người mẹ đó nhưng rất may cô đã được các nhân viên an ninh tại đó đưa đi cấp cứu. Và cùng với đó là rất nhiều hình ảnh mệt mỏi, lo lắng cùng con dưới trời nắng nóng hết sức cảm động đã được ghi hình lại.

Qua những hình ảnh, những câu chuyện hết sức chân thực đang diễn ra dưới cái nắng gay gắt như đổ lửa của thời tiết hiện nay, ta lại thêm thấu hiểu sự thiêng liêng cao quý của công ơn các bậc sinh thành. Quả thật không có sự hy sinh nào to lớn như sự hy sinh của cha mẹ dành cho con cái, vì vậy câu nói “Bách thiện hiếu vi tiên” thật không ngẫu nhiên khi nói về đạo Hiếu.

 

Theo ĐKN

Video hay

Cùng chuyên mục

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

Đại hội Hội hữu nghị Việt – Nhật tại Đà Nẵng

Đại hội Hội hữu nghị Việt – Nhật tại Đà Nẵng