Ở Ấn Độ cũng có một ‘Vạn Lý Trường Thành’ tráng lệ và kỳ vĩ đến không ngờ

10:05 | 10/04/2022

Bức tường pháo đài Kumbhalgarh là “Vạn Lý Trường Thành” rất riêng của Ấn Độ.


Thị trấn Kumbhalgarh xinh đẹp là nơi có Di sản Thế giới nổi tiếng Pháo đài Kumbhalgarh được bao quanh bởi những ngọn đồi xinh đẹp của Aravalli. Đến với Kumbhalgarh, du khách sẽ choáng ngợp với với sự hùng vĩ, kiến ​​trúc tuyệt đẹp, quang cảnh ngoạn mục, những bức tranh tường rực rỡ cùng nhiều thứ khác.

Pháo đài Kumbhalgarh được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Kumbhalgarh (nghĩa đen là “Pháo đài Kumbhal”) là một pháo đài Mewar ở quận Rajsamand của Rajasthan, nằm trên dãy phía tây của đồi Aravalli, Ấn Độ.

Nơi đây được coi là pháo đài bất khả chiến bại.

Pháo đài được xây dựng trong suốt thế kỷ 15 và được mở rộng qua thế kỷ 19. Với vị trí chiến lược nằm trên đỉnh một sườn núi cao được che phủ bởi các đỉnh núi xung quanh, Kumbhalgarh được xem là một trong những pháo đài quan trọng nhất và có lẽ là bất khả xâm phạm duy nhất của khu vực.

Bức tường ở nơi đây kéo dài hơn 36 km xung quanh chu vi của pháo đài, khiến nó trở thành bức tường thành dài thứ hai trên thế giới chỉ sau sau Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng của Trung Quốc. Cũng chính vì vậy, Kumbhalgarh còn được nhiều người biết đến với cái tên “Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ”.

Bức tường thành hùng vĩ nơi đây được ví với Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc.

Pháo đài nằm trên đỉnh đồi cao khoảng hơn 1.000 m so với mực nước biển với các bức tường bao quanh cao khoảng 4,5m. Ở phần rộng nhất, bức tường dày 15m và được ốp đẹp mắt bằng hàng nghìn viên gạch đá và trang trí hoa văn dọc theo phía trên.

Bức tường khổng lồ và ngoạn mục len lỏi qua các thung lũng và dọc theo các đỉnh núi, một lần nữa gợi lên nét tương đồng nổi bật với kỳ quan Vạn Lý Trường Thành. Bạn có thể nghe thấy những lời thì thầm của lịch sử khi đi bộ trên những thành lũy tráng lệ đủ rộng cho 8 con ngựa diễu hành.

Các bức tường trải dài 36km, sừng sững với thời gian.

Phía bên trong Kumbhalgarh cũng ấn tượng không kém với hơn 360 ngôi đền, 300 trong số đó là đền Jain cổ và phần còn lại là đền thờ Hindu. Pháo đài từng có người ở cho đến cuối những năm 1800, hiện đã mở cửa cho công chúng tham quan và được chiếu sáng lộng lẫy vào mỗi buổi tối.

Pháo đài sáng đèn rực rỡ trong đêm.

Những ngày mùa đông từ tháng 11 đến tháng 2 là thời điểm hoàn hảo nhất để tham quan pháo đài Kumbhalgarh. Mùa mưa (tháng 7- 8) cũng là thời điểm du lịch tuyệt vời khi toàn bộ cảnh quan đều trong xanh kỳ diệu và thời tiết dễ chịu.

Theo VTCNews

https://tre.vtc.vn/o-an-do-cung-co-mot-van-ly-truong-thanh-trang-le-va-ky-vi-den-khong-ngo-ar670371.html


Cùng chuyên mục

Aqua Pharm tiếp tục được vinh danh Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2025

Aqua Pharm tiếp tục được vinh danh Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2025

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Chuyến công tác Campuchia: CLB doanh nghiệp Đại học Nguyễn Tất Thành và Hội Thiết bị Y tế TP.HCM đạt nhiều kết quả tích cực

Chuyến công tác Campuchia: CLB doanh nghiệp Đại học Nguyễn Tất Thành và Hội Thiết bị Y tế TP.HCM đạt nhiều kết quả tích cực

Đền Truông Bát Hà Tĩnh: Đìu hiu chờ ngày xử lý

Đền Truông Bát Hà Tĩnh: Đìu hiu chờ ngày xử lý

STADA Pymepharco ra mắt Báo cáo Sức khỏe – Thị trường Việt Nam 2024

STADA Pymepharco ra mắt Báo cáo Sức khỏe – Thị trường Việt Nam 2024

Mấy ý kiến về chọn mặt nạ tuồng (hát bội) tiêu biểu phục vụ quảng bá phát triển du lịch Bình Định

Mấy ý kiến về chọn mặt nạ tuồng (hát bội) tiêu biểu phục vụ quảng bá phát triển du lịch Bình Định

Kỳ vọng Droppii thành “Kỳ lân” công nghệ tiếp theo của Việt Nam

Kỳ vọng Droppii thành “Kỳ lân” công nghệ tiếp theo của Việt Nam

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?