Nông dân xứ Quảng trổ tài bắt chuột, ngày thu cả tạ

23:04 | 23/12/2018

Ngoài tạo thêm nguồn thu nhập trong mùa mưa lũ, nghề bắt chuột đồng của người dân ở huyện Mộ Đức góp phần bảo vệ mùa màng, ruộng lúa và hoa màu trồng trên các đồng ruộng khỏi bị loài vật này phá hoại.


Mấy ngày qua những cơn mưa lớn của mùa lũ muộn dồn dập đổ về làm các cánh đồng ở huyện Mộ Đức mênh mông nước. Đây cũng là thời điểm người dân trong vùng rủ nhau mang lưới, cuốc…đi vây, đào bắt chuột đồng mang về bán kiếm thêm thu nhập trong mùa mưa lũ.

Để bắt chuột, người dân nơi đây lập từng nhóm từ 3-6 người, mang lưới ra khu vực chuột ẩn nấp rồi bao bọc xung quanh, dùng gậy xua đuổi cho chuột chạy vào dính lưới, người tham gia dùng cuốc đào, đổ nước vào hang để bắt.

Tại một gò đất cao ở cánh đồng nằm ven đường tránh đi qua thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức, lau vội những giọt mồ hôi lẫn nước mưa đang phủ đầy trên mặt, anh Nguyễn Thanh Quân (36 tuổi), cho biết: “Không như ở các tỉnh miền tây, nghề bắt chuột đồng mùa mưa lũ của người dân Mộ Đức mới rộ lên mấy năm gần đây mà thôi. Vị trí bắt là những đồi, gò đất, bụi rậm và ven bờ ruộng cao chưa bị ngập nước ở các cánh đồng, nơi chuột tìm đến trú ngụ khi hang bị ngập nước”.

Một con chuột dính lưới đang được gỡ để cho vào túi đựng

Để bắt chuột, người dân nơi đây lập từng nhóm từ 3-6 người, mang lưới ra khu vực chuột ẩn nấp rồi bao bọc xung quanh. Cùng với dùng gậy xua đuổi cho chuột hoảng sợ chạy tán loạn và dính vào lưới, người tham gia dùng cuốc đào, đổ nước vào hang để bắt.

Nếu đi bắt cả ngày và gặp may mắn thì số lượng bắt được trên chục kg chuột/ nhóm, ít hơn thì 5-7 kg chuột/nhóm

“Tùy theo số thành viên tham gia, thời gian đi, khu vực có nhiều hay ít mà lượng chuột bắt được của từng nhóm khác nhau. Nếu chịu khó đi bắt cả ngày và gặp may mắn thì số lượng bắt được trên chục kg chuột/ nhóm, ít hơn thì 5-7 kg chuột/nhóm”, anh Nguyễn Văn Hải (32 tuổi), ở xã Đức Thạnh cho biết.

Chuột đồng sau khi làm sạch và chế biến đã trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người

Chuột đồng bắt về ngoài để lại một ít để chế biến làm thức ăn cho gia đình, người dân thường mang bán cho các hàng quán nhậu với giá từ 80-100.000 đồng/kg. Ngoài tạo thêm nguồn thu nhập trong mùa mưa lũ, nghề bắt chuột đồng của người dân ở huyện Mộ Đức góp phần bảo vệ mùa màng, ruộng lúa và hoa màu trồng trên các đồng ruộng khỏi bị loài vật này phá hoại.

 

Theo Danviet

Video hay


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình