Nội hàm cao thâm từ việc nhìn chữ đoán mệnh

13:16 | 01/12/2021

Thuật đoán mệnh ở các quốc gia thời cổ đại như Babylon, Ai Cập, La Mã… đều có. Nhưng thuật xem chữ đoán mệnh thì mới chỉ thấy xuất hiện ở Trung Hoa cổ đại. Những người tinh thông số mệnh tại quốc gia này bên cạnh việc đoán biết được vận mệnh tương lai của một người qua tướng mạo, thì cũng có trường hợp chỉ cần nhìn một người đặt bút viết ra một chữ nào đó thì cũng đã biết rõ một phần vận mệnh của người ấy rồi. Điều này xuất hiện là do đặc thù về chữ viết của dân tộc này.


Trong quá khứ, ở Trung Hoa có rất nhiều nhà mệnh lý học nổi danh với những tiên đoán chuẩn xác hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm như Tử Tử Bình, Vạn Dục Ngô, Lưu Bá Ôn, Lý Thuần Phong, Gia Cát Lượng… Bên cạnh những nhà tiên tri đại tài này, những người am hiểu về tiểu thuật cũng khá phổ biến. Có một loại gọi là “thuật đoán chữ”, chỉ cần nhìn một người đặt bút viết chữ, họ đã có thể đoán biết được tương lai của người ấy.

Tranh minh họa: Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan, Public Domain.

Hai người cùng viết một chữ nhưng có vận mệnh trái ngược

Trong những năm Quang Tự, triều nhà Thanh, ở Huyền Diệu Quan, Cô Tô có một người đạo sĩ họ Trương. Ông tinh thông thuật đoán chữ, nên hành nghề này kiếm sống.

Bấy giờ có một thư sinh, trước khi đi thi đã đến gặp ông để hỏi về đường công danh của mình sau này sẽ ra sao. Khi đến gặp Trương Đạo Sĩ, thư sinh ấy đã gặp một thư sinh khác cũng đến hỏi.

Trương Đạo Sĩ bảo thư sinh này viết một chữ bất kỳ. Thư sinh liền đặt bút viết lên chữ “串” (Hán việt: Xuyến, có nghĩa là xuyên suốt, kết, ghép).

Trương Đạo Sĩ lập tức chúc mừng anh ta và nói: “Chúc mừng thư sinh! Thư sinh thậm chí đỗ cả hai kỳ thi liền! Bởi vì trong chữ “串” có hai chữ “中”!” (Chữ “中” , Hán Việt là: Trúng, có nghĩa là đỗ, khảo trúng).

Thư sinh kia thấy vậy cũng đặt bút viết lên chữ “串”, giống hệt như vị thư sinh ban nãy và thỉnh mời Trương Đạo Sĩ đoán chữ. Vừa dứt nét bút, Trương Đạo Sĩ nói: “Không hay rồi! Thư sinh chẳng những không có hy vọng gì trong kỳ thi này, mà e rằng trong người còn có bệnh nặng rồi!”

Thư sinh này khó hiểu, không phục nói: “Tại sao cùng viết một chữ mà kết quả lại trái ngược nhau như vậy?”

Trương Đạo Sĩ giải thích: “Thư sinh vừa nãy hạ bút viết chữ là trong lòng không có toan tính gì, vô tâm mà viết nên có thể thi đỗ cả hai kỳ thi liền. Còn thư sinh là cố tình, cố tâm mà viết, nên chữ “串” có thêm chữ “心” sẽ thành chữ  “患” (Hán Việt: Hoạn, có nghĩa là hoạn nạn, bệnh tật), cho nên thư sinh là đang có bệnh rồi!”

Về sau, những lời tiên đoán của vị tiên sinh này quả nhiên hoàn toàn ứng nghiệm.

Ba người cùng viết một chữ, có vận số khác nhau

Năm 1747 năm Đinh Mão thời vua Càn Long, sau kỳ thi Hương ở Phúc Kiến, thí sinh Tạ Đình Quang nghe nói ở Hồng Sơn Kiều có một vị giỏi về đoán chữ nên đã rủ một số người bạn của mình cùng đi thăm hỏi.

Tạ Đình Quang viết chữ “因” (Hán Việt: Nhân, có nghĩa là nguyên nhân) rồi hỏi xem kỳ thi Hương này có đỗ không.

Vị thầy đoán chữ nói: “Trong bờ cõi này có một người, chúc mừng thư sinh là người đỗ đầu bảng trong khoa thi năm nay!” (Giải nghĩa: Chữ  “因” có thể hiểu là gồm chữ “囗” (Vi, nghĩa là bờ cõi) và chữ “一” (Nhất, nghĩa là một) và chữ “人” (Nhân, nghĩa là người).

Một người bạn của Tạ Đình Quang nói: “Tôi cũng muốn dùng chữ “因” này, thỉnh mời ngài xem cho tôi một chút!”

Vị thầy đoán chữ nói: “Kỳ thi này e rằng không có phần của thư sinh rồi! Nhưng sau này sẽ được ân huệ của bạn học mà có hy vọng được thăng quan tiến chức nhanh chóng!”

Ông giải thích: “Chữ  “因” mà vị thư sinh lúc nãy viết là “vô tâm”, “vô ý” mà viết ra. Còn chữ “因” của thư sinh thì là “cố ý” là “có tâm”(“心”) mà viết ra nên sẽ thành chữ “恩” (ân, ân huệ)”.

Một thư sinh đi cùng liền chỉ chiếc quạt gỗ trong tay vào chữ “因” ấy và nói: “Tôi cũng dùng chữ “因” (nhân) này, thỉnh ngài xem xem công danh của tôi sẽ thế nào?”

Thầy đoán chữ nhíu mày và nói: “Chiếc quạt gỗ của ngài vừa vặn chỉ đúng vào chữ “因” này thì là thành chữ “困” (Nghĩa: Khốn khổ, khốn đốn), nên e rằng cả đời này ngài sẽ mãi là thư sinh nghèo thôi!”

Về sau, vận mệnh của cả ba người bạn học này đều chuẩn xác y như lời tiên đoán của vị thầy này.

Những người đoán vận mệnh qua chữ viết thông thường phải là những người có hàm dưỡng và nghiên cứu học vấn, triết học cao thâm. Việc các cao nhân danh sĩ xưa dựa vào chữ viết để đoán biết cát hung, họa phúc không phải chỉ là chuyện trên phim ảnh mà trong lịch sử thực sự có ghi chép lại rất nhiều. Đây được coi là một loại nghệ thuật và di sản văn hóa, đồng thời nó cũng thể hiện ra nội hàm cao thâm của một loại chữ viết cổ đại được lưu truyền tới ngày nay.

 

Theo VisionTimes

Video hay

Cùng chuyên mục

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ