Niềm vui đến từ mùa sim chín

14:24 | 02/08/2022

 Độ tháng 8 về, người dân thôn Trà La, xã Hằng Xuân, huyện Hoằng Hoá lại nô nức gọi nhau đi kiếm “lộc trời”.


Mỗi năm, cứ vào dịp này, nhiều người dân xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá lại nô nức rủ nhau lên đồi sim ở khu vực đồi Đồng Bằng, Bái Thánh, Phượng, Ổ Gà, Đá Bạc… để thu hoạch sim rừng chín.

Vào mùa sim chín, người dân thôn Trà La lại kéo nhau đi hái “lộc rừng” không kể già hay trẻ

Sim ở đây mọc tập trung trên một ngọn đồi có sườn thoải, đường vào rừng sim khá dễ đi và ngập tràn sắc tím thơ mộng của những bụi hoa dại mọc cao, xum xuê.

Từ khoảng cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, dọc bên sườn đồi sim là những chiếc xe đạp được dựng gọn gàng, những chiếc bao bì đựng sim và đôi ba nhóm đang rủ nhau đi hái lộc rừng. Đây cũng là khoảng thời gian người dân trong thôn Trà La tranh thủ lúc sáng sớm hoặc chiều mát để lên đồi hái sim.

Đường vào rừng sim

Hành trang leo đồi hái sim cũng rất đơn giản, mỗi người chỉ cần trang bị quần áo chống nắng, chiếc nón cũ, một chiếc xô có quai xách hay chiếc túi bao bì có kích cỡ nhỏ gọn vừa tầm với dự định “thu hoạch” và chai nước lạnh.

Một người dân tại thôn Trà La có niềm đam mê với trái sim rừng chia sẻ, cây sim hay còn gọi là dương lê, nẫm tử, sơn nẫm, cương nẫm, đào kim nương, hồng sim, là một dược liệu quý, được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Quả sim có dáng tròn, to mọng, đỏ thẫm khi chín

Đây là loài cây có giá trị toàn diện, rễ, cành, lá và quả của cây có tác dụng điều trị đau dạ dày, tiêu chảy, lị, đau đầu kinh niên, băng huyết, đau nhức, phong thấp,… nhưng chủ yếu người dân đảo thường hái sim về để ngâm thành rượu rất có lợi cho sức khỏe.

Bà Lê Thị Phinh, 79 tuổi, người dân thôn Trà La, xã Hoằng Xuân chia sẻ, để tránh nắng và hái được nhiều sim, người dân thường đi từ 5h sáng hoặc sớm hơn. Công việc đi hái sim cũng không khó nên dân làng kéo nhau đi chẳng kể già trẻ, gái trai, cứ ai rảnh thì đi. Sim tự nhiên mọc xen trong rừng, cũng chẳng ai biết có từ bao giờ nên mọi người hay gọi là “lộc trời”.

Tuy nhiên, hái sim để kiếm thêm thu nhập mùa vụ nên chỉ dành cho những em nhỏ được nghỉ hè và người già cao tuổi như bà Phinh. Theo tìm hiểu của phóng viên, những người trẻ tại Trà La hay các vùng đồi sim lân cận đều đi làm ăn xa hoặc làm công ty nơi có thủ nhập ổn định.

Những chiếc xe đạp được bỏ lên bên dưới sườn đồi để người dân leo núi hái sim

Người dân đi hái sim từ khi trời hửng sáng và ra về khi nắng lên cao. Người nào chăm chỉ, nhanh nhẹn có thể hái được 7 – 8kg, thậm chí nhiều hơn, người ít hơn cũng được 2 – 3kg.

Công việc hái sim khá vất vả, bởi phải leo lên rất nhiều con dốc. Để hái được nhiều, đòi hỏi người đi hái phải chăm chỉ, chịu khó vì sim mọc ở nhiều nơi, trải rộng khắp cả cánh rừng. Bà Phinh tâm sự, đi hái sim như bị “bắt nghiện”, cứ thấy hái từ cây này qua cây khác rồi không biết đã đi bao xa. Rồi tới khi về, đi qua thấy sim chín cũng phải đưa tay ra hái rồi mới đi về được.

Ở Trà La, sim rừng có giá giao động khoảng 25.000 – 30.000 đồng/kg quả sim tươi và 100.000 đồng/ lít rượu sim ngâm.

Người dân có thêm thu nhập mỗi khi hè về

Khi chín sim rừng có màu đỏ thẫm, to căng tròn. Sau khi được hái đem về sẽ được rửa sạch qua 2 – 3 lần nước. Theo người dân chia sẻ, rửa sim phải thật nhẹ nhàng để tránh làm dập nát quả sim, những quả sim nổi lên mặt nước nghĩa là quả hỏng cần loại bỏ. Sim sau khi được rửa sạch thì để ráo nước thật khô và cắt bỏ phần tai quả sim vì phần đó không có chất.

Trao đổi với phóng viên, bà Lê Thị Hạnh (60 tuổi) chia sẻ, trước đây, mỗi khi đến mùa sim chín, người dân nơi đây chỉ biết lên đồi vừa hái vừa ăn và đem về cho cả gia đình cùng thưởng thức vị ngọt của trái sim. Phần lớn người dân chỉ biết ăn quả sim khi còn tươi, chứ chưa biết chưng cất làm thực phẩm để lâu ngày được, nên giá trị kinh tế không cao.

Đầu đội nón, tay xách túi là vật dụng không thể thiếu khi đi hái sim rừng giữa tiết trời hè

Tuy nhiên, ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chế biến thực phẩm, các sản phẩm như: rượu vang và một số loại rượu làm từ trái sim, trà hoa sim, mật sim, nước giải khát từ trái sim và các loại bánh mứt làm từ trái sim… lần lượt ra đời.

Đến mùa sim chín, các thương lái tìm về đặt hàng, thu mua để đưa về xuôi, thành phố bán lại cho các nhà hàng, quán nhậu ngâm rượu. Những quả sim dại như món quà của đại ngàn đã giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống.

Được biết, tại xã Hoằng Xuân, nhiều sản phẩm làm từ sim như rượu, siro giải khát được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là sản phẩm OCOP đạt chất lượng 3 sao vào năm 2021.

Hà Anh
Nguồn Báo Công Luận

https://www.congluan.vn/niem-vui-den-tu-mua-sim-chin-post207072.html

 


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth