Nhiều quốc gia có những phong tục, thói quen kỳ lạ đến mức ai có cơ hội trải nghiệm cũng cảm thấy ngỡ ngàng.
Kenya: Nhổ nước bọt để chào hỏi
Nhổ nước bọt là một hành vi được xem là thô lỗ ở nhiều nền văn hóa, nhưng khi đến thăm bộ tộc Maasai tại Kenya thì hãy chuẩn bị tinh thần nhìn thấy hành vi này thường xuyên đi.
Người dân tộc Maasai có truyền thống nhổ nước bọt để chào hỏi và thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. Họ cũng bắt tay khi chào khách, nhưng trước đó sẽ nhổ nước bọt ra lòng bàn tay. Khi đón chào một em bé ra đời họ cũng làm như vậy, nhằm mang lại may mắn cho bé.
Ấn Độ: Không có giấy vệ sinh
Nếu mong chờ về một mảnh giấy vệ sinh sau khi “xả hầm” trong toilet ở Ấn Độ, bạn sẽ sớm phải thất vọng đấy. Bởi lẽ, đa số các nhà vệ sinh của quốc gia này không trang bị giấy vệ sinh. Thay vào đó, họ sẽ đặt một xô nước nhỏ bên cạnh để bạn tự vệ sinh cá nhân sau khi hành sự.
Lý do là vì hệ thống thoát nước của nhiều nhà vệ sinh tại Ấn Độ không thực sự tốt. Nếu ai cũng dùng giấy vệ sinh và thả vào đó, ống thoát có thể bị tắc và gây ra… thảm họa cho người dùng sau.
Đức: Những đám cưới “đổ vỡ”
Người Đức cũng có một phong tục liên quan đến đám cưới, khá thú vị nhưng có thể khiến người ngoài cảm thấy sợ hãi mang tên Polterabend.
Trước lễ cưới vài tuần là lúc Polterabend diễn ra. Cô dâu, chú rể sẽ mời bạn bè và người thân tham dự tục lệ này. Yêu cầu duy nhất dành cho khách mời là mỗi người sẽ mang theo một vật dụng làm từ gốm sứ hoặc thủy tinh trong nhà – như bát, chén, đĩa – và họ sẽ có nhiệm vụ… đập cho hết chỗ vật dụng ấy ở nhà cặp đôi.
Phong tục này mang ý nghĩa phá vỡ cuộc sống trước kia và bắt đầu một hành trình mới sau hôn nhân. Ngoài ra, tục lệ này được cho là mang lại may mắn, ngan cản những thời khắc “chiến tranh” giữa 2 vợ chồng.
Indonesia – Không dùng nhà tắm trong 3 ngày sau đám cưới
Theo phong tục của bộ tộc thì các cặp đôi sau khi cưới không được phép bước vào nhà tắm trong vòng 3 ngày để tránh xui rủi, với hy vọng rằng mối tình ấy sẽ được suôn sẻ, không trắc trở và có nguy cơ ly dị.
Hay nói cách khác cô dâu và chú rể không được tắm và đi vệ sinh trong 3 ngày. Để đảm bảo phong tục được thực hiện một cách nghiêm túc, gia đình sẽ theo sát cặp đôi trong những ngày này. Họ cũng chỉ được cung cấp một lượng nhỏ đồ ăn thức uống để hạn chế nhu cầu đi vệ sinh
Mexico: Đừng bao giờ tặng hoa hồng vàng
Ở Mexico mỗi màu sắc của hoa hồng lại ẩn chứa một ý nghĩa khác nhau. Trong đó, hoa màu vàng tượng trưng cho sự chết chóc. Vì thế nếu muốn tặng hoa hồng cho ai từ Mexico, bạn hãy đảm bảo là né màu vàng ra.
Hungary: Không cụng ly
Văn hóa “ăn nhậu” của người Hungary có một điểm khác biệt so với phần còn lại của thế giới, đó là họ không có thói quen cụng ly. Thậm chí việc để ly va vào nhau và phát ra tiếng kêu có thể khiến bạn bị tấn công nữa kia.
Brazil: Hiến mình cho loài kiến cắn đau nhất thế giới tấn công
Trong tộc Sateré-Mawé của Brazil, một cậu con trai đến tuổi trưởng thành sẽ buộc phải trải qua nghi thức rùng rợn: Đeo một chiếc găng tay bằng lá, bên trong chứa đầy kiến đầu đạn. Cơn đau của kiến đầu đạn được đánh giá là vượt qua cả đau đẻ cơ đấy.
Venezuela: Luôn đi muộn
Dù là đi dự sự kiện, họp mặt hay tiệc tùng, người Venezuela sẽ luôn đi trễ khoảng 30 phút đến 1h. Họ coi đó là cách sống thong thả, và họ cần điều đó ngay cả trong kinh doanh. Ngoài ra ở các sự kiện lớn, việc trễ giờ cũng là để nhằm mục đích tôn vinh sự kiện đó.
Song khi đi nước ngoài người Venezuela lại rất đúng giờ, vì họ biết thế nào là “nhập gia tùy tục”.
Trung Đông: Đừng dùng tay trái
Tại một số quốc gia thuộc Trung Đông, việc chào hỏi hoặc ăn uống bằng tay trái bị coi là thô lỗ. Bởi họ quan niệm tay trái chỉ dùng khi làm vệ sinh cá nhân nên còn được xem là dơ bẩn, không bao giờ được phép dùng trên bàn hoặc để chào hỏi bạn bè.
Phần Lan: Họp hành là phải ở trong… phòng xông hơi
Nhà tắm hơi là một văn hóa lịch sử của Phần Lan. Mọi người ở đây thường cùng nhau đi đến nhà xông hơi để bàn luộn về công việc kinh doanh trong lúc thư giãn.
Nam Phi: Ném đồ đạc ra đường
Vào đêm giao thừa, nhiều quốc gia ăn mừng bằng cách bắn pháo hoa nhưng ở Nam Phi, mọi người sẽ ném đồ đạc ra ngoài cửa sổ. Truyền thống này được lực lượng cảnh sát theo dõi để đảm bảo không ai đi trên đường bị thương.
Tổng hợp