Những phong tục đón năm mới kỳ dị, thú vị nhất trên thế giới

9:08 | 02/01/2019

Cả thế giới háo hức chào đón năm mới. Nhưng mỗi nơi lại có cách chào đón theo cách riêng của họ. Có những phong tục thật lạ lùng như đánh nhau với hàng xóm, đập vỡ bát đĩa trước cửa nhà hàng xóm hay tụ tập tại nghĩa trang vào đêm giao thừa.


Đón giao thừa tại nghĩa trang ở Chile

Người dân tại thành phố Talca của Chile đón giao thừa tại nghĩa trang.

Talca, một thành phố nhỏ ở Chile, có cách chào đón năm mới rất kỳ lạ – Đó là tụ tập ở nghĩa trang. Phong tục đón năm mới tại nghĩa trang ở đây bắt đầu từ năm 1995 khi một gia đình trong thành phố nhảy qua hàng rào nghĩa trang để vào đón năm mới bên cạnh mộ người cha quá cố. Kể từ đó, cứ trước giao thừa một tiếng, Thị trưởng Talca lại mở cửa các nghĩa trang để cho người dân vào đón năm mới. Họ bật nhạc cổ điển nhẹ nhàng, đốt những ánh nến và biến các nghĩa trang lạnh lẽo thành nơi tổ chức tiệc mừng năm mới ấm cúng.

Xem lại bộ phim hài “Dinner for One” ở Đức

Nhiều người dân ở Đức cũng có cách đón năm mới kỳ lạ khi xem lại bộ phim hài “Dinner for One”. Điều đáng nói, phong tục này có từ năm 1972. Người Đức vẫn xem bộ phim ấy với vẫn lời thoại ấy, không có gì thay đổi. Không ai biết phong tục này bắt đầu từ đâu. Đây là một bộ phim về một người phụ nữ Anh. Trong bữa tiệc đón năm mới cũng là tiệc sinh nhật lần thứ 90 của mình, bà đã dọn bàn ăn đón tiếp 4 vị khách đã mất từ cách đó nhiều năm. Người Đức thực sự rất thích bộ phim này. Dinner for One ra đời từ năm 1963.

Nói chuyện với các hồn ma ở Mexico

Người Mexico tin rằng họ có thể nói chuyện với linh hồn của những người thân yêu đã chết. Giao thừa được xem là thời điểm tốt nhất để làm việc đó. Họ muốn xin các linh hồn lời khuyên hay gửi gắm những ước nguyện của mình.

Mặc nội y sặc sỡ ở Mexico, Brazil, Bolivia

Nội y màu đỏ là thứ không thể thiếu để chào mừng năm mới ở nhiều nước Mỹ Latinh.

Người dân Mexico, Brazil, Bolivia và nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác chào đón năm mới bằng cách mặc nội y sặc sỡ. Họ thường mặc những chiếc quần lót màu đỏ, vàng và nhiều màu sặc sỡ khác vào đêm giao thừa với mong muốn may mắn trong năm mới. Nhiều người cũng tin rằng, làm như vậy sẽ giúp họ tìm được người yêu. Màu đỏ tượng trưng cho cuộc sống đầy tình yêu và màu vàng tượng trưng cho tiền bạc và sự giàu có.

Đập vỡ đĩa trước cửa nhà hàng xóm ở Đan Mạch

Nhà nào có nhiều bát đĩa vỡ trước cửa nhà, nhà đó càng may mắn.

Đan Mạch cũng có cách chào đón năm mới rất kỳ lạ. Đó là đập vỡ bát đĩa trước cửa nhà hàng xóm. Không giống như ở Việt Nam hay nhiều quốc gia khác, người hàng xóm sẽ cảm thấy hạnh phúc khi được làm như vậy. Những gia đình có càng nhiều bát đĩa, cốc chén hay nhiều đồ sành sứ khác bị đập trước cửa lại được tin là những gia đình may mắn nhất bởi họ có rất nhiều người bạn tốt.

Mặc quần áo chấm bi ở Philippines

Trong ngày đầu năm mới, hầu hết người Philippines đều mặc quần áo chấm bi. Các món ăn hay trái cây đều được cắt thành hình tròn. Họ tin rằng, làm như vậy sẽ đem lại sự thịnh vượng, giàu đó bởi hình tròn tượng trưng cho các đồng tiền.

Đánh nhau với láng giềng ở Peru

Để chào đón năm mới, người dân ở tỉnh Chumbivilcas và một số khu vực khác của Peru  tổ chức một lễ hội có tên Takanakuy. Họ ăn uống vui chơi, ca hát và nhảy múa. Đặc biệt, khi cuộc vui lên đến đỉnh điểm, những người đàn ông sẽ lao vào đánh nhau để giải tỏa những hiềm khích còn lại trong năm cũ, sẵn sàng đón năm mới hòa đồng và đoàn kết hơn.

 

Chơi cầu lửa ở Scotland

Vào ngày 31/12 hàng năm, người dân Scotland sẽ tổ chức lễ hội Hogmanay để chào đón năm mới. Trong dịp này, những người đàn ông sẽ diễu hành qua các con phố với các quả cầu lửa cháy rừng rực trên tay.

Họ còn trao các quả cầu lửa qua lại trên đầu. Theo họ, những quả cầu lửa sẽ đem tới sự trong sạch và may mắn như ánh mặt trời.

 

Kéo vali rỗng đi khắp phố phường ở Colombia

Người dân Colombia thường kéo một chiếc vali rỗng đi khắp khu phố mình sống vào đêm giao thừa. Họ tin rằng làm như vậy, năm mới của họ sẽ có nhiều chuyến du lịch thú vị.

Ném đồ cũ qua cửa sổ ở Nam Phi

Đúng thời khắc giao thừa, người Nam Phi sẽ ném hết đồ đạc cũ, thậm chí cả giường cũ, lò sưởi qua cửa sổ.

Tại Nga: Sau một năm tất bật, người dân ở Nga thường có thói quen viết ra những ước muốn, những dự định trong năm mớivào một mẩu giấy. Liệt kê xong điều ước, họ đem đốt mẫu giấy này và đặt vào một ly rượu champagne. Sau đó họ uống ly rượu này ngay trước thời điểm giao thừa để mong rằng những điều mong muốn sẽ thành hiện thực trong 12 tháng tới.

Tây Ban Nha: Hiện nay người dân tại Tây Ban Nha vẫn giữ truyền thống ăn đúng 12 quả nho trước khi chiếc đồng hồ điểm những thời khắc cuối cùng của ngày 31 tháng 12 và bước sang năm mới. Người dân tin rằng ăn trọn 12 quả nho sẽ tượng trưng cho 12 tháng may mắn trong năm. Địa điểm diễn ra truyền thống ăn nho chính là tại gia đình cùng người  thân hoặc nhiều người sẽ kéo nhau ra quảng trường nơi có chiếc đồng hồ lớn Puerta de Sol ở Madrid để cùng đếm ngược thời gian và thi xem ai ăn hết 12 quả nho nhanh nhất.

Nhật Bản: Nhiều người dân của xứ sở mặt trời mọc vẫn giữ truyền thống ra bãi biển hoặc trèo lên một ngọn đồi, núi để cầu nguyện vào buổi bình minh đầu tiên của năm mới. Người dân tin rằng ánh mặt trời đầu tiên của ngày đầu năm mới chứa nguồn năng lượng siêu nhiên, có thể đem lại sức khỏe và may mắn. Đây là phong tục phổ biến từ thời đại Meiji tới nay. Trong ba ngày đầu tiên của năm mới, người Nhật thường thích thưởng thức osechi-ryori là “bộ sưu tập” các món ăn được chuẩn bị trang trọng và đựng trong hộp sơn mài.

Người Nhật ra bãi biển cầu nguyện.

Mỗi món ăn và thành phần trong hộp đầu mang một ý nghĩa riêng như sức khỏe tốt, sống lâu, mùa màng bội thu… Cụ thể như món cam đắng Daidai có nghĩa là từ thế hệ này đến thế hệ khác và biểu tượng cho một lời lúc tốt đẹp dành cho trẻ em vào dịp năm mới, bánh cá nướng Kamaboco đầy màu sắc ngụ ý chúc mừng và mang những điều vui vẻ, món trứng cuộn với lòng đỏ – trắng được tách riêng tượng trưng cho vàng và lòng trắng tượng trưng cho bạc. Món cá mòi khô sốt nước tương tượng trưng cho vụ mùa bội thu…

Brazil: Người dân Brazil, đặc biệt là ở thành phố Rio de Janeiro thường có phong tục mặc trang phục mới màu trắng để đón năm mới bởi họ tin rằng đó là màu của may mắn, hòa bình và mới mẻ. Tất cả những điều này đều muốn gửi gắm hy vọng rằng năm mới sẽ tốt hơn năm qua. Trong trang phục màu trắng, mọi người sẽ tập trung đến những điểm bắn pháo hoa chào đón thời khắc đầu tiên của năm và sau khi xem pháo hoa xong, họ sẽ chạy ùa ra bãi biển để nhảy qua 7 con sóng. Người dân tin rằng khi nhảy sóng, vị thần biển sẽ mở ra cho họ nhiều cơ hội trong năm mới và mỗi lần nhảy một con sóng, họ vừa cầu nguyện một điều ước cho minh. Cùng với nhảy sóng, nhiều người còn thả nến và hoa để cầu mong tình hình trong năm mới sẽ sáng sủa, may mắn hơn và truyền thống này có từ thế kỷ 16.

Anh: Khi đồng hồ điểm đúng vào thời khắc giao giữa năm cũ và năm mới, nhiều người dân xứ sở sương mù sẽ mở cánh cửa sau nhà để tống tiễn năm cũ. Ngoài ra, họ còn sắp xếp một người đàn ông tóc đen đến “xông nhà” bằng cửa trước và mang đến một số lễ vật như muối, than và bánh mì. Truyền thống này tượng trưng cho rằng người đàn ông sẽ mang lại may mắn để cả nhà gia chủ sẽ đủ đầy và thịnh vượng trong năm mới.

Ý: Có lẽ nước Ý là nơi có tập tục đón năm mới được xem là “hot” nhất trên thế giới bởi theo truyền thống cả nam và nữ sẽ phải mặc “nội y” màu đỏ để cầu may mắn. Ngoài ra, để cầu mong cho hạnh phúc gia đình, tình cảm lứa đôi thêm bền chặt trong năm mới, các đôi uyên ương thường tự thưởng cho nhau một đêm mặn nồng khó quên để đánh dấu cột mốc trong năm mới. Ngoài ra, các cặp đôi còn thưởng thức một bữa ăn ngon gồm thịt, đậu lăng, chân giò heo nhồi và xúc xích để cầu mong cuộc sống trong năm mới thật đủ đầy và suôn sẻ.

Ecuador: Nếu bạn nào thích đi du lịch thì có lẽ Ecuador sẽ là nơi mà bạn có thể tham gia tập tục đón năm mới hết sức hợp ý. Người dân Ecuador, nhất là những người thích đi du lịch thường sẽ làm theo phong tục xưa đó là kéo, xách một cái va-li rỗng đi vòng quanh khu vực nhà của mình mà không sợ hàng xóm phiền lòng và trong lòng họ sẽ cầu mong rằng năm mới sẽ sung túc hơn để có thể ngao du nhiều vùng đất.

Siberia: Người dân tại Siberia có một phong tục đón năm mới khá là “lạnh buốt”, đó là người dân sẽ đi trên bề mặt băng ở hồ Baikal và cắt một khoảng băng để tạo ra một lỗ lớn. Sau đó họ sẽ lặn xuống đáy hồ để trồng cây thông dưới đáy hồ để đánh dấu năm mới và tượng trưng cho việc cầu sự may mắn trong năm mới.

Mặt băng hồ Baikal.

 

Tổng hợp

Video hay

Cùng chuyên mục

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Đà Nẵng và triển lãm mỹ thuật “Nắng Tháng 4”

Đà Nẵng và triển lãm mỹ thuật “Nắng Tháng 4”

Phong Nha – Kẻ Bàng ngày càng khẳng định vị thế và phát triển về du lịch

Phong Nha – Kẻ Bàng ngày càng khẳng định vị thế và phát triển về du lịch

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Hải Phòng: Hoạt động kinh doanh của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 15- 07D và Cửa hàng xăng dầu Đồng Tâm vẫn bình thường

Hải Phòng: Hoạt động kinh doanh của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 15- 07D và Cửa hàng xăng dầu Đồng Tâm vẫn bình thường

Khai trương đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung”

Khai trương đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung”

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI