Ngày 12/10, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết những gián đoạn liên tục trong chuỗi cung ứng và áp lực về giá cả đang hạn chế sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19.
Trong ‘Triển vọng Kinh tế Thế giới’, IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021 xuống còn 5,9% so với mức 6% được đưa ra hồi tháng Bảy. Giữ nguyên dự báo năm 2022 ở mức 4,9%.
IMF cho biết: “Việc chỉnh sửa dự báo sơ sài che dấu sự tụt hạng lớn của một số quốc gia. Triển vọng đối với nhóm nước đang phát triển đã xấu đi đáng kể do tác động mạnh của dịch bệnh. Việc tụt hạng cũng phản ánh sự khó khăn hơn trong ngắn hạn đối với nhóm các nước tiên tiến, một phần do nguồn cung bị gián đoạn”.
Hoạt động sản xuất toàn cầu bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt các thành phần quan trọng như chất bán dẫn. Các cảng biển bị tắc nghẽn và thiếu container hàng hóa. Kèm theo tình trạng khan hiếm lao động khi các chuỗi cung ứng toàn cầu phải vật lộn để trở lại bình thường, sau khi ngừng hoạt động vào năm ngoái do đại dịch.
Cảng Halifax (Canada)
Mối quan hệ cung – cầu không khớp nhau, một phần là do sự tích lũy quá mức dư thừa ở các nước giàu có đã đẩy giá cả hàng hóa lên cao, khiến lạm phát tăng vọt. IMF hy vọng lạm phát sẽ quay trở lại như mức trước đại dịch vào năm tới. Nhưng đồng thời cũng cảnh báo rằng sự gián đoạn nguồn cung liên tục có nguy cơ làm giảm kỳ vọng lạm phát.
Giảm tăng trưởng trên toàn cầu
Mỹ đang phải gánh chịu hậu quả của những tác động này. Vừa qua, IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2021 của Mỹ xuống còn 6%, từ mức 7% trong tháng 7 – mức được coi là tốc độ mạnh nhất kể từ năm 1984.
IMF cho biết, tăng trưởng của Mỹ có thể giảm hơn nữa. Do những chia rẽ sâu sắc trong Quốc hội Mỹ trước đề xuất về cơ sở hạ tầng của Tổng thống Joe Biden và kế hoạch chi tiêu xã hội trị giá 4 nghìn tỷ đô la sắp được thông qua.
Trong báo cáo vào cuộc họp mùa thu của IMF và Ngân hàng Thế giới, dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế công nghiệp khác cũng bị cắt giảm. Ví dụ như mức tăng trưởng của Đức giảm nửa điểm so với hồi tháng Bảy, xuống còn 3,1%. Trong khi điểm tăng trưởng của Nhật Bản thấp hơn 0,4, xuống mức 2,4%.
Khả quan nhất là dự báo của IMF về tăng trưởng của Anh. Trong năm nay chỉ giảm 0,2 điểm, xuống 6,8%. Đạt mức tăng trưởng nhanh nhất trong số các nền kinh tế G7.
Dự báo tăng trưởng năm 2021 của Trung Quốc đã giảm 0,1 điểm xuống còn 8,0%, do IMF chỉ ra mức chi tiêu đầu tư công nhanh hơn dự kiến. Dự báo của Ấn Độ không đổi ở mức 9,5%.
Nhưng triển vọng ở các nước châu Á mới nổi khác đã bị giảm sút do đại dịch ngày càng trầm trọng hơn. IMF đã cắt giảm 1,4 điểm dự báo đối với nhóm “ASEAN-5” gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Một số quốc gia xuất khẩu hàng hóa như Nigeria và Ả Rập Saudi có mức tăng trưởng khiêm tốn do giá dầu và hàng hóa tăng cao.
Vắc-xin phân bổ không đồng đều
Báo cáo của IMF cũng đặc biệt cảnh báo về sự khác biệt trong triển vọng kinh tế bởi “sự phân bổ vắc-xin”. Với các nước thu nhập thấp – nơi 96% dân số vẫn chưa được tiêm chủng phải đối mặt với việc tăng trưởng thấp hơn trong thời gian dài hơn, nghèo đói và lạm phát vẫn tiếp diễn.
Tiêm vắc-xin tại Ấn Độ vẫn còn nhiều khó khăn với những vùng quê xa xôi.
“Ước tính khoảng 65 đến 75 triệu người trên thế giới sẽ rơi vào tình trạng đói kém vào năm 2021, cao hơn rất nhiều so với mức dự báo trước đại dịch.” – IMF cho biết. Đồng thời dự tính các quốc gia thu nhập thấp cần thêm khoảng 250 tỷ đô la để có thể chống lại COVID-19 và giành lại con đường phát triển như trước đại dịch.
Hiện tại, các quốc gia này được dự báo sẽ có sản lượng tích lũy trong năm tới thấp hơn 6,7% so với mức trước đại dịch. Trong khi đó, các nền kinh tế tiên tiến sẽ có sản lượng năm 2022 cao hơn gần 1% so với mức trước đại dịch, IMF phát biểu.
LKLinh
Theo Globalnews