Những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ và hiếm gặp tới mức cả đời chưa chắc bạn được chứng kiến

9:51 | 22/04/2022

Thỉnh thoảng đâu đó khắp thế giới xuất hiện những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ và hiếm gặp tới mức cả đời chưa chắc chúng ta đã được chứng kiến dù chỉ một lần. Với những hình ảnh dưới đây bạn sẽ phần nào được chiêm ngưỡng những hiện tượng đó.


1. Cơn gió Willy

Hiện tượng cơn gió Willy được những người thổ dân Aboriginal tin là được gây ra bởi những linh hồn. (Ảnh: National Geographic RF). Nguồn ảnh: Tinhhoa

Theo truyền thuyết của những người thổ dân Aboriginal thì cơn gió Willy chính là do những linh hồn gây nên, những linh hồn này tạo ra những cơn gió xoáy bí ẩn. Ngày nay, chúng ta gọi đó là những “con quỷ bụi”. Những cơn gió Willy có thể tạo thành hình xoắn ốc hướng lên trời có độ cao tới hơn 300m.

Dĩ nhiên, cơn gió Willy không giống như lốc xoáy thông thường, điều đặc biệt của chúng là được sinh ra từ mặt đất, còn lốc xoáy được hình thành từ trên bầu trời. Những cơn gió Willy di chuyển trên mặt đất và cuốn theo đó là vô số bụi và những mảnh vỡ đồ vật…

Năm 2011, hai đứa trẻ đã không may gặp phải cơn gió Willy khi đang chơi lâu đài phao. Cơn gió đã cuốn lâu đài phao này lên độ cao hơn 4,5m, băng qua những hàng rào và rơi xuống một con đường cao tốc ở thành phố Tucson, Arizona

2. Tia sét Catatumbo

Tia sét Catatumbo chỉ xuất hiện tại Venezuela. (Ảnh: Pinterest)

Những làn nước ấm và lạnh gặp nhau tại một thời điểm sẽ giải phóng ra khí mê-tan. Khí này làm tăng khả năng dẫn diện của những đám mây trên nó. Hiện tượng sét Catatumbo có thể kéo dài tới 10 giờ trong một lần nó xuất hiện.

3. Sét đỏ

Những tia sét có màu đỏ xuất hiện phía trên những đám mây bão. (Ảnh: Twitter)

Đó là khi những tia sét có màu đỏ xuất hiện phía trên những đám mây bão. Chúng được tạo ra nhờ những điện tích dương giữa những đám mây kết nối với mặt đất và chỉ kéo dài trong vài giây. Tương tự, những tia sét xanh xuất hiện do được tích điện âm và dưới dạng xung ánh sáng màu xanh lam.

4. Ngọn lửa Thánh Elmo

Hiện tượng kỳ lạ này được đặt theo tên của một vị thánh bảo hộ cho các thủy thủ. (Ảnh: Alamy)

Ngọn lửa thánh Elmo là hiện tượng được gây ra bởi tĩnh điện tồn tại trong các cơn bão, sấm sét tác động lên các vật thể sắc nhọn, ở vị trí cao. Ngọn lửa thánh Elmo được nhiều thủy thủ miêu tả là chúng trông như những quả cầu lửa lơ lửng, nhảy nhót trên những cột buồm của con tàu.

5. Lốc xoáy lửa

Lốc xoáy lửa xảy ra khi một cơn lốc xoáy đến gần một trận cháy rừng. (Ảnh: Alamy)

Đây chính là con lốc xoáy không chỉ có cát và bụi mà còn kinh hoảng hơn là chúng tạo nên từ lửa. Hiện tượng này được coi là những con “quỷ lửa” hung dữ, chúng xuất hiện khi một cơn lốc xoáy “tình cờ” gặp một đám cháy rừng, cả hai kết hợp với nhau tạo nên lốc xoáy lửa. Những cơn lốc này đa dạng về kích thước và thời gian kéo dài. Năm 1923, một cơn lốc xoáy lửa đã xuất hiện trong một trận động đất tại Nhật Bản và đã cướp đi sinh mạng của 38.000 người.

6. Sét núi lửa 

Núi lửa phun trào có thể tạo ra những cơn bão phóng điện. (Ảnh: Twitter)

Sét không chỉ có trên trời, núi lửa cũng có thể tạo ra được cảnh tượng này. Khi một ngọn núi lửa phun trào, bạn nghĩ rằng chỉ có khí bụi và dòng chảy magma cực nóng thôi ư? Thật ra, núi lửa phun trào có thể tạo ra những cơn bão phóng điện giống như bức ảnh ấn tượng trên đây.

Các nhà khoa học tin rằng những hạt điện tích gây ra sét núi lửa chính là bắt nguồn từ các vật chất giải phóng từ núi lửa và quá trình hình thành điện tích ở bên trong đám khói bụi khi di chuyển trong không khí. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác của hiện tượng này vẫn đang gây tranh cãi.

7. Quả bóng sét

Một quả bóng sét từ từ trôi nổi trên bầu trời. (Ảnh: Alamy).

Nhiều người đã từng rất ngạc nhiên khi được tận mắt chứng kiến hiện tượng một quả bóng ánh sáng trôi nổi trên bầu trời khi trời dông bão, nó được gọi là quả bóng sét. Những quả bóng sét này cũng rất đa dạng về kích cỡ, chúng có thể chỉ nhỏ bằng một quả bóng golf hay to bằng một quả bóng đá. Tuy nhiên cũng có trường hợp ghi nhận một quả bóng sét có đường kính lên tới gần 2,5m và gây ra thiệt hại lớn, nó có thể phá hủy toàn bộ một tòa nhà.

8. Nham thạch xanh tím 

Nham thạch phun ra từ núi lửa Kawah Ijen. (Ảnh: Twitter)

Núi lửa Kawah Ijen tại đảo Java (Indonesia) trông như thể phun trào nham thạch màu xanh tím, nhưng thật ra lại không hẳn là vậy. Hiện tượng này được gây ra bởi một phản ứng hóa học giữa khí sunfua của núi lửa và khí oxy được đốt cháy bởi nham thạch, tạo ra thứ lửa màu xanh ánh tím bao phủ dòng lava.

Kì thực, nham thạch của Kawah Ijen không có gì khác biệt so với ở các ngọn núi lửa khác, tất cả là nhờ lượng khí sunfua cực lớn được giải phóng ở áp lực và nhiệt độ cao cùng với nó.

 

Theo https://kenh14.vn/hien-tuong-thoi-tiet-hiem-toi-muc-ca-doi-chua-chac-ban-duoc-chung-kien-20171025153030421.chn

Video hay

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 tại Khu du lịch Thiên Cầm

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 tại Khu du lịch Thiên Cầm

KHỞI ĐỘNG “90 NGÀY TỐC CHIẾN 2024″ CÙNG DROPPII

KHỞI ĐỘNG “90 NGÀY TỐC CHIẾN 2024″ CÙNG DROPPII

Tọa đàm “Ứng dụng xu hướng thực dưỡng và tiện lợi vào sản phẩm của doanh nghiệp” – Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới

Tọa đàm “Ứng dụng xu hướng thực dưỡng và tiện lợi vào sản phẩm của doanh nghiệp” – Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới

Đà Nẵng và triển lãm mỹ thuật “Nắng Tháng 4”

Đà Nẵng và triển lãm mỹ thuật “Nắng Tháng 4”

Phong Nha – Kẻ Bàng ngày càng khẳng định vị thế và phát triển về du lịch

Phong Nha – Kẻ Bàng ngày càng khẳng định vị thế và phát triển về du lịch

Hải Phòng: Hoạt động kinh doanh của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 15- 07D và Cửa hàng xăng dầu Đồng Tâm vẫn bình thường

Hải Phòng: Hoạt động kinh doanh của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 15- 07D và Cửa hàng xăng dầu Đồng Tâm vẫn bình thường

Khai trương đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung”

Khai trương đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung”

Bế giảng khóa Bồi dưỡng “Nghiệp vụ Truyền thông – Quan hệ công chúng”

Bế giảng khóa Bồi dưỡng “Nghiệp vụ Truyền thông – Quan hệ công chúng”