Những giải pháp vàng để ngành Du Lịch Đà Lạt tiếp tục nâng cao vị thế đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

7:20 | 16/06/2022

Với chuỗi thời gian 129 năm hình thành và phát triển, từ ý tưởng ban đầu Đà Lạt là trung tâm nghỉ dưỡng ở Đông Dương, song trước yêu cầu phát triển Đà Lạt không ngừng quảng bá thương hiệu Đà Lạt, đến nay Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch của quốc gia và quốc tế.

Đà Lạt là trung tâm nghỉ dưỡng ở Đông Dương, song trước yêu cầu phát triển Đà Lạt không ngừng quảng bá thương hiệu Đà Lạt, đến nay Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch của quốc gia và quốc tế.

Thời gian qua, ngành Du lịch tỉnh Lâm Đồng tập trung thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh, các chương trình trọng tâm về “Phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao”; triển khai xây dựng Đề án nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; đồng thời, triển khai nhiều biện pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư mở rộng các nút giao và nâng cấp hệ thống đường giao thông nội thị kết hợp với chỉnh trang đô thị tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Đà Lạt phát triển bền vững.

Trong thời gia qua, việc khai thác các sản phẩm du lịch truyền thống của địa phương là du lịch sinh thái, du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng…ngành du lịch Đà Lạt đã tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du lịch canh nông với các sản phẩm: trà, rau, hoa và các loại hình tổng hợp, được Trung ương đánh giá là đứng đầu cả nước về loại hình du lịch canh nông. Tiếp tục phát triển du lịch thể thao mạo hiểm: leo núi, vượt thác, xe đạp địa hình; tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội, giải thể thao… để thu hút du khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng, đặc biệt là khách quốc tế. Ngoài ra, thông qua một số đường bay quốc tế đến sân bay Liên Khương từ Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc… cũng đã tạo thuận lợi trong việc phát triển các tuyến du lịch quốc tế góp phần thu hút du khách quốc tế đến Đà Lạt ngày càng cao.

Những giải pháp vàng để phát triển du lịch chất lượng cao, quyết tâm xây dựng du lịch Đà Lạt có dấu chấm lớn trên bản đồ du lịch thế giới

Tiếp tục phát huy những thành quả du lịch Đà Lạt trong thời gian qua; phát huy giá trị nhân văn; tiếp tục quảng bá thương hiệu địa phương: “Đà Lạt – kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, bằng nhiều hình thức; chuyển biến mạnh mẽ ngành du lịch từ số lượng sang chất lượng cao; cần chuyển từ du lịch tiêu tiền ít sang du lịch tiêu tiền nhiều;

Cần có sự kết nối chiều sâu hơn giữa các vùng và các nước; có sự kết nối trong chia sẻ sản phẩm du lịch giữa các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt; đa dạng hóa sản phẩm du lịch: du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch canh nông, du lịch hội nghị hội thảo, du lịch khoa học, du lịch giáo dục, du lịch giải trí và du lịch thể thao;

Song song với việc triển khai các dự án quanh hồ Xuân Hương, dự án mở rộng vườn hoa thành phố. Với lợi thế cảnh quan kiến trúc châu Âu, quanh hồ Xuân Hương cần trồng một số cây thuộc chi Phong châu Âu (Aceraceae) nhằm tạo phong phú cảnh quan đô thị. Thành phố Đà Lạt cần dành quỹ đất khoảng 100 – 150 ha trong khu du lịch hồ Tuyền Lâm hoặc khu du lịch Đan Kia – Suối Vàng để xây dựng vườn thực vật, đây là lĩnh vực rất hấp dẫn, một trong những điểm đến kéo dài thời gian lưu khách khi đến tham quan thành phố Đà Lạt;

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án tại các khu du lịch trọng điểm quốc gia như khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch Đan Kia – Suối Vàng, khu du lịch hồ Đại Ninh, khu du lịch hồ Prenn tương xứng với tài nguyên thiên nhiên vốn có; đồng thời có giải pháp sớm triển khai dự án công viên Bà Huyện Thanh Quan ở phía Đông Nam hồ Xuân Hương, xây dựng công trình điểm nhấn, độc đáo mang tầm cỡ quốc gia và đẳng cấp quốc tế. Có giải pháp đồng bộ đẩy nhanh dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương; kiến nghị các cấp có thẩm quyền nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương trở thành cảng hàng không quốc tế trước năm 2025 nhằm thu hút lượng khách quốc tế trong thời gian tới;

Có giải pháp khai thác có hiệu quả Khu dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang, thông qua các dự án du lịch cộng đồng, du lịch khám phá, nghiên cứu các điểm du lịch trải nghiệm. Song song với cách thu hút du khách như trong thời gian qua, trong tương lai Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà cần nghiên cứu tạo ra các sản phẩm du lịch theo đặt hàng, thời gian tham quan phải đặt hàng trước và là tour du lịch có giá cao nhất tỉnh Lâm Đồng và Việt Nam, vì đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 của Việt Nam và là đầu tiên của khu vực Tây Nguyên, khai thác giá trị tương xứng là trung tâm đa dạng sinh học quốc gia và quốc tế;

 Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch Đà Lạt thường xuyên với nhiều hình thức, đặc biệt là công tác quảng bá du lịch ra thị trường nước ngoài. Chú trọng công tác dự báo và truyền thông sát thực tế, có tính khoa học cao, tuyệt đối không để lặp lại bài học truyền thông như dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm 2022;

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với thành phố Đà Lạt tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch và các sự kiện văn hóa du lịch hấp dẫn hơn, đa dạng hơn, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Đà Lạt đến thị trường du lịch quốc gia và quốc tế;

 Có giải pháp thu hút đầu tư đồng bộ các dự án công nghiệp văn hóa và công nghiệp giải trí, đây là lĩnh vực sẽ phát triển mạnh trong tương lai mà Đà Lạt có rất nhiều lợi thế song trong thời gian qua chưa được khai thác. Thực hiện đồng bộ các giải pháp kinh tế ban đêm nhằm đáp ứng yêu cầu của du khách khi đến Đà Lạt;

Thu hút các dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao toàn cầu về du lịch như mô hình Thụy Sĩ; hình thành Học viện đào tạo CEO về du lịch quốc tế để tuyển sinh đào tạo học viên toàn cầu chuyên sâu về du lịch, bởi vì trên thế giới có loại hình du lịch nào thì Đà Lạt cũng có khả năng đáp ứng các loại hình du lịch đó, trừ du lịch biển – Học viện sẽ phối hợp trải nghiệm thực tế ở tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận hoặc Bình Thuận sẽ đáp ứng tất cả loại hình du lịch cho CEO toàn cầu;

 Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân đối với giá trị cảnh quan môi trường của Đà Lạt; tổ chức trồng nhiều cây cảnh quan nhiều hơn nữa cho Đà Lạt; quyết tâm từ năm 2023 trở về sau tuyệt đối không để người dân lấn chiếm đất rừng, san gạt đất trái phép làm biến dạng địa hình gây mất cảnh quan môi trường.

 

 

Phạm S –  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

 

Video hay


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả