Nhờ gene lạ, loài cá này có thể sống tới 200 năm tuổi

14:15 | 15/11/2021

Nghiên cứu mới của Đại học California, Berkeley, phát hiện cá quân có thể sống hàng trăm năm nhờ sở hữu nhiều gene giúp kéo dài tuổi thọ.


Cá quân đuôi vàng sống ở vùng ven biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ. (Ảnh: Alamy)

Một số động vật có tuổi thọ dài hơn hẳn những loài cá khác. Trong khi cá bống lùn chỉ tồn tại chưa tới 10 tuần, cá mập Greenland có thể sống hơn 500 năm. Để tìm hiểu cơ chế di truyền của lão hóa, một nhóm nhà sinh vật học ở Đại học California (UC), Berkeley chọn cá quân. Phân bố ở vùng biển ven bờ từ California, Mỹ, tới Nhật Bản, cá quân là một họ cá sặc sỡ gồm hơn 120 loài trong chi Sebastes. Một số loài trong số đó chỉ sống 10 năm trong khi những loài khác như cá quân rougheye có thể sống hơn 200 năm.

Tuổi thọ đa dạng của cá quân cung cấp thông số hoàn hảo để phân tích cơ chế di truyền phía sau, theo nhà sinh vật học Peter Sudmant ở UC Berkeley. Trong nghiên cứu công bố hôm 11/11 trên tạp chí Science, Sudmant và cộng sự kiểm tra hệ gene của 88 loài cá quân và xác định 137 gene giúp tăng cường tuổi thọ.

Kích thước và môi trường sống là những yếu tố góp phần quyết định tuổi thọ của cá. Các nhà khoa học phát hiện loài vật lớn hơn thường có lợi thế giúp kéo dài tuổi thọ bởi chúng trao đổi chất chậm hơn và ít bị động vật ăn thịt đe dọa hơn. Tương tự, môi trường lạnh có thể làm chậm trao đổi chất ở động vật. Ví dụ, nước lạnh giúp cá mập Greenland sống hàng thế kỷ.

Bằng cách so sánh hệ gene của cá quân có tuổi thọ ngắn và dài, nhóm nghiên cứu có thể nhận biết những gene giúp chúng sống lâu. Chẳng hạn, cá quân sống lâu năm có nhiều gene chịu trách nhiệm sửa chữa ADN bị tổn thương. Sudmant và cộng sự cũng nhận thấy các loài sống lâu có gene phụ trách điều tiết insulin. Một nhóm gene khác gọi là butyrophilin, kiểm soát hệ miễn dịch của cá quân. Theo Sudmant, các gene tương tự có vai trò ức chế viêm nhiễm ở người đang lão hóa.

Tuổi thọ dài là điều thiết yếu đối với vài loại cá quân, theo Sabrina Beyer, nhà sinh thái học chuyên nghiên cứu cá ở Đại học California, Santa Cruz. Chúng có thể mất hàng thập kỷ để đạt đến tuổi sinh sản và rất ít ấu trùng của chúng sống sót tới thời kỳ trưởng thành. Để bù lại những bất lợi đó, cá quân cái cần đẻ lượng ấu trùng cực lớn mỗi năm. Đó là nguyên nhân cá quân cần đạt kích thước lớn, sống lâu và đẻ thật nhiều ấu trùng chất lượng cao.

 

Tổng hợp

Video hay


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

Tập đoàn triển lãm Zhejiang lần thứ ba xuất hiện tại AL Expo Nhật Bản: Trưng bày năng lực cạnh tranh toàn cầu của Chiết Giang kỹ thuật số

Tập đoàn triển lãm Zhejiang lần thứ ba xuất hiện tại AL Expo Nhật Bản: Trưng bày năng lực cạnh tranh toàn cầu của Chiết Giang kỹ thuật số