Nhiều bằng chứng rõ ràng về ô nhiễm vi sinh trên thịt lợn

14:27 | 08/06/2022

Các nghiên cứu gần đây cho thấy những bằng chứng rõ ràng về ô nhiễm vi sinh trên thịt lợn. Cùng đó là những nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng liên quan tới ngộ độc thực phẩm từ thịt lợn liên quan đến lây nhiễm chéo giữa các thực phẩm sống, chín.


Đây là thông tin được đưa ra tại buổi tọa đàm báo chí “Chuyển tải thông điệp an toàn thực phẩm (ATTP) tới công chúng thông qua tăng cường hợp tác giữa nghiên cứu và báo chí – trường hợp thực phẩm có nguồn gốc động vật” do Hội Nhà báo Việt Nam, Trường đại học Y tế Công cộng (HUPH) và Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) phối hợp tổ chức ngày 7/6 tại Hà Nội.

Thông qua buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu về ATTP cung cấp thông tin chính xác dựa trên nghiên cứu về những thách thức do thực phẩm không an toàn gây ra đối với sức khỏe con người.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy những bằng chứng rõ ràng về ô nhiễm vi sinh trên thịt lợn.

Theo TS Fred Unger, trưởng dự án Các phương pháp dựa vào thị trường nhằm cải thiện mức độ an toàn của thịt lợn tại Việt Nam (SafePORK), trưởng đại diện ILRI tại Đông Nam Á chia sẻ, các nghiên cứu gần đây cho thấy những bằng chứng rõ ràng về ô nhiễm vi sinh trên thịt lợn, thịt gà và thịt bò. Lãnh đạo các cơ quan quản lý về ATTP và các nhà báo cũng có xu hướng dễ hiểu lầm (về nguy cơ ô nhiễm hóa chất).

Theo TS. Đặng Xuân Sinh, chuyên gia đánh giá nguy cơ ATTP (ILRI) cho biết, liên quan đến về vấn đề ATTP và ô nhiễm vi sinh vật trên thực phẩm có nguồn gốc động vật, các nghiên cứu cho thấy thịt lợn chiếm phần lớn trong bữa ăn tại Việt Nam, có tới hơn 70% các hộ kinh doanh vừa và nhỏ tham gia chuỗi thịt lợn (hộ chăn nuôi-điểm giết mổ-quầy/chợ truyền thống).

Đáng chú ý, chuỗi thịt lợn có nguy cơ mang một số mầm bệnh: Salmonella, E. coli, giun xoắn, gạo lợn,… Trong đó, vi khuẩn Salmonella là một trong 4 vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm/tiêu chảy hàng đầu ở các nước phát triển và trên toàn cầu.

Trong chuỗi sản xuất thịt lợn, mức độ ô nhiễm vi sinh vật (Salmonella) ở mức cao (44-58%).

Đánh giá tình hình ô nhiễm vi sinh vật trong chuỗi sản xuất thịt lợn qua các dự án (PigRISK: 2012-2017 và SafePORK: 2018-2022) cho thấy, mức độ ô nhiễm vi sinh vật (Salmonella) ở mức cao (44-58%); đa số các mẫu thịt lợn chưa đạt (>88%) chỉ tiêu về mức độ ô nhiễm vi khuẩn tổng số (chỉ điểm mức độ thực hành đảm bảo vệ sinh, ô nhiễm vi khuẩn trên thực phẩm).

Bên cạnh đó, qua đánh giá cho thấy những nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng liên quan tới ngộ độc thực phẩm từ thịt lợn liên quan đến lây nhiễm chéo giữa các thực phẩm sống chín. Đáng chú ý là vấn đề chế biến tại hộ gia đình, tại các bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố…

Tại buổi tọa đàm, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng công chúng có nhu cầu cao đối với thông tin về ATTP, cách thức để lựa chọn thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, thông tin hiện nay thường tập trung theo hướng phản ánh các thông điệp mang tính tiêu cực, thay vì đưa ra những bằng chứng khoa học giúp người tiêu dùng bảo vệ bản thân và gia đình phòng tránh những thực phẩm không an toàn.

Liên quan đến vấn đề này, TS Phạm Đức Phúc, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Y tế Công cộng và Hệ sinh thái (CENPHER), Trường đại học Y tế Công cộng – một trong những đối tác triển khai chính của dự án SafePORK cho rằng cần có giải pháp kết nối các nhà nghiên cứu và các cơ quan truyền thông, báo chí, nhằm hỗ trợ và thúc đẩy công tác truyền thông nguy cơ ATTP hiệu quả hơn, đáp ứng được những nhu cầu thông tin của công chúng.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Trần Thái Sơn, Phó trưởng ban, Ban nghiệp vụ – Hội nhà báo Việt Nam cho biết, tại Việt Nam, ATTP là vấn đề được Chính phủ, cộng đồng xã hội đặc biệt quan tâm và cũng là một trong các chủ đề được nhiều cơ quan báo chí chú trọng khai thác.

Buổi tọa đàm lần này sẽ là diễn đàn để các nhà báo, các chuyên gia và những đơn vị phát triển sản phẩm nông nghiệp chia sẻ thông tin, trao đổi các góc nhìn chuyên môn về đánh giá ATTP cho một số sản phẩm đầu vào nông nghiệp.

Qua đó thảo luận xu hướng truyền thông trong vấn đề này và nâng cao hơn nữa vai trò của báo chí, truyền thông trong việc định hướng thông tin một cách khoa học và có trách nhiệm tới cộng đồng về các vấn đề sức khoẻ con người.

Theo Công luận

https://congluan.vn/nhieu-bang-chung-ro-rang-ve-o-nhiem-vi-sinh-tren-thit-lon-post198152.html


Cùng chuyên mục

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu