Nhật Bản ‘hồi sinh’ du lịch địa phương nhờ kỹ thuật số

14:53 | 27/12/2021

Cơ quan Du lịch Nhật Bản (JTA) đang tiến hành thí điểm một số dịch vụ mới sử dụng công nghệ kỹ thuật số để hồi sinh hoạt động du lịch tại các địa phương.


Cơ quan Du lịch Nhật Bản đang có kế hoạch tiếp tục các cuộc thử nghiệm tương tự từ tháng 4/2022.

Mã QR và hệ thống nhận dạng khuôn mặt đang được sử dụng để khuyến khích du khách đến các sự kiện lớn, tham quan khu vực lân cận và chi nhiều tiền hơn cho hàng hóa và dịch vụ.

Đội bóng Kashima Antlers chơi ở giải hạng nhất Nhật (J.League) thường thu hút trung bình khoảng 20.000 khán giả đến mỗi trận đấu tại sân nhà của họ ở thành phố Kashima, tỉnh Ibaraki trong năm 2019. Nhưng điều này không đem lại nhiều lợi ích cho việc thúc đẩy kinh tế địa phương, vì khán giả thường có xu hướng về ngay sau khi trận đấu kết thúc chứ không có ý định đi thăm quan các địa điểm lân cận.

JTA đã tiến hành thí điểm một chương trình xúc tiến du lịch trong ba ngày vào tháng 11/2021 trong thời gian diễn ra các trận đấu của Antlers. Những người tham gia sẽ được tích điểm bằng cách dùng điện thoại quét mã QR tại khoảng 40 địa điểm gần sân vận động, bao gồm nhà hàng, cửa hàng lưu niệm và số điểm đó có thể đổi lấy quà lưu niệm của đội bóng như khăn và áo.

Kết quả là mã QR đã được quét hơn 3.000 lần, cao hơn nhiều so với mục tiêu là 2.000 lần.

Một cổ động viên 56 tuổi của Antlers cho biết: “Thông thường, tôi chỉ ghé qua một nhà hàng sau trận đấu, nhưng tôi đã đến một trạm nghỉ bên đường và hai địa điểm khác trong thời gian thí điểm chương trình này”.

Từ tháng 11 năm nay, hãng đường sắt Fuji Kyuko, chủ sở hữu công viên giải trí Fuji-Q Highland, đã bắt đầu bán vé điện tử sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt cho du khách đến tham quan khu du lịch nổi tiếng Phú Sĩ Ngũ Hồ (khu vực năm hồ nước ngọt lớn ở chân núi Phú Sĩ).

Vé điện tử này bao gồm phí vào cửa của 9 điểm tham quan, trong đó có công viên giải trí Fuji-Q Highland, và một số tuyến xe buýt và tàu điện. Ngoài ra, du khách có thể thanh toán bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt tại một số cửa hàng và khách sạn trong khu vực.

Cơ quan Du lịch Nhật Bản đang có kế hoạch tiếp tục các cuộc thử nghiệm tương tự từ tháng 4/2022. Một quan chức của JTA cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là thiết lập một mô hình kinh doanh có thể tiếp tục hoạt động mà không cần dựa vào trợ cấp của nhà nước”.

Theo Japan Times


Cùng chuyên mục

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Phác thảo chân dung Đại thi hào Nguyễn Du

Phác thảo chân dung Đại thi hào Nguyễn Du

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?