Hỏi: Vợ chồng em ruột tôi ly hôn, cháu Nguyễn Văn A. được tòa án giao cho mẹ nuôi. Hiện nay, em của tôi muốn cho cháu A. làm con nuôi của tôi. Tôi thường trú tại Việt Nam và độc thân. Xin được luật sư tư vấn.
Minh Hằng (H.Trảng Bom)
Trả lời: Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định, nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc này tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con nuôi được xác lập khi UBND cấp xã, nơi thường trú cháu A. hoặc của người đăng ký việc nuôi con.
Khi nhận nuôi con nuôi, chị phải có đủ các điều kiện như: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; có tư cách đạo đức tốt, không vi phạm trường hợp không được nhận con nuôi và phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của cháu A.
Trong thủ tục nhận con nuôi còn cần có sự đồng ý của cha ruột cháu A. và cháu A. (nếu cháu đủ 9 tuổi trở lên). Là dì ruột, nên theo quy định của pháp luật cho phép chị nhận cháu A. làm con nuôi khi cháu chưa đủ 18 tuổi.
Sau khi việc nuôi con nuôi hoàn tất về pháp lý, 6 tháng một lần trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, chị có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã nơi chị thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của cháu A.
LS Ngô Văn Định