Nhà thiên văn Mỹ tuyên bố ‘sốc’ về nơi sinh sống của người ngoài hành tinh

12:42 | 14/05/2022

Một nhà khoa học vũ trụ hàng đầu của Mỹ đã tuyên bố rằng, ông biết những điểm tốt nhất để tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.


Những ngôi sao nhỏ như sao lùn trắng có thể là nơi sinh sống của người ngoài hành tinh.

Tờ Universe Today đưa tin, Benjamin Zuckerman, một nhà vật lý thiên văn của Mỹ hiện đã nghỉ hưu, tin rằng những ngôi sao nhỏ, dày đặc được gọi là White Dwarfs (Sao lùn trắng) có thể là quê hương của các nền văn minh tiên tiến.

Trong một bài báo của mình, ông lập luận rằng những tiến bộ gần đây trong công nghệ kính viễn vọng có thể dễ dàng xác định tiền đồn của người ngoài hành tinh.

Lý thuyết gây tranh cãi của Giáo sư Zuckerman giả định sự tồn tại của Quả cầu Dyson, thứ mà các chuyên gia đã săn lùng trong nhiều thập kỷ. Chúng là những cấu trúc lý thuyết có thể được xây dựng bởi những người ngoài trái đất xung quanh một ngôi sao để thu năng lượng của nó.

Tất nhiên, Dyson Sphere chưa bao giờ được tìm thấy, và không có bằng chứng nào về việc chúng tồn tại.

Tuy nhiên, nếu đúng vậy, các cấu trúc này sẽ là một đặc điểm riêng biệt của một nền văn minh thông minh có thể khai thác các nguồn tài nguyên của một hệ hành tinh.

Zuckerman, một cựu giáo sư của UCLA, người đã xuất bản hàng trăm bài báo và sách, tin rằng sao lùn trắng là cơ hội tốt nhất để chúng ta tìm thấy một ngôi sao.

Giáo sư Zuckerman cho biết, sao lùn trắng khá phổ biến trong thiên hà của chúng ta và tỏa ra rất nhiều nhiệt.

Ông tuyên bố rằng, nhiệt lượng đó có thể bị hấp thụ bởi cấu trúc Dyson Sphere và cung cấp năng lượng cho một nền văn minh ngoài hành tinh.

Nhà thiên văn học lập luận rằng dữ liệu hồng ngoại đã được thu thập bởi các vệ tinh gần đây có thể được quét để tìm các dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh. Các vệ tinh đó bao gồm kính thiên văn Spitzer, WISE, TESS và Kepler.

Nhà khoa học này đã thực hiện một số tính toán về việc có bao nhiêu nền văn minh ngoài hành tinh ở ngoài đó. Ông tin rằng, ít hơn 3% các hành tinh có thể sinh sống quay quanh các ngôi sao giống như mặt trời có sự sống đã xây dựng Quả cầu Dyson. Điều đó vẫn còn để lại cho chúng ta một vài triệu ngôi sao để tìm kiếm, nếu lý thuyết sởn tóc gáy của ông chứng minh là đúng.

Giáo sư Zuckerman không xa lạ với những tranh cãi, trước đây ông đã từng nhắc về chủ đề người ngoài Trái đất. Bài báo của ông có thể sẽ khuấy động cuộc tranh luận giữa các nhà thiên văn học, nhiều người cho rằng Quả cầu Dyson không tồn tại vì đơn giản là chúng sẽ không hoạt động.

 

Theo Tienphong

https://tienphong.vn/nha-thien-van-my-tuyen-bo-soc-ve-noi-sinh-song-cua-nguoi-ngoai-hanh-tinh-post1437518.tpo

Video hay


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

Tập đoàn triển lãm Zhejiang lần thứ ba xuất hiện tại AL Expo Nhật Bản: Trưng bày năng lực cạnh tranh toàn cầu của Chiết Giang kỹ thuật số

Tập đoàn triển lãm Zhejiang lần thứ ba xuất hiện tại AL Expo Nhật Bản: Trưng bày năng lực cạnh tranh toàn cầu của Chiết Giang kỹ thuật số