Nguyên nhân vì sao cả đời Tưởng Giới Thạch không để tóc?

16:00 | 14/05/2022

Như chúng ta đều biết, dù là từ sách lịch sử hay từ các bộ phim truyền hình khác nhau và những bức ảnh đời thường của Tưởng Giới Thạch, tất cả những gì chúng ta thấy là đầu Tưởng Giới Thạch không có tóc, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi là do Tưởng Giới Thạch không có tóc hay là ông không để tóc?


Nhiều năm sau cái chết của Tưởng Giới Thạch, Tống Mỹ Linh vợ của ông đã tiết lộ sự thật!

Tưởng Giới Thạch sinh ra trong một gia đình bình thường ở Phụng Hóa, Chiết Giang. Khi ông được tám tuổi, ông nội và cha của ông lần lượt qua đời, và mẹ ông là Vương Thái Ngọc một mình nuôi ông khôn lớn. Mẹ của Tưởng Giới Thạch rất nghiêm khắc với con trai, ngoài việc giám sát việc học của con hàng ngày, bà còn dạy cho con các phép tắc đối nhân xử thế, yêu cầu con giúp việc nhà để chia sẻ việc nhà, bồi dưỡng cho ông chí hướng tự lập và phẩm cách khoan hậu nhân ái. Tưởng Giới Thạch cũng rất hiếu thảo với mẹ.

Gia đình Tưởng Giới Thạch rất tin vào đạo Phật từ bao đời nay và  Vương phu nhân cũng là một người rất sùng đạo Phật, và thường đưa ông đến chùa Tuyết Đậu gần đó để lễ Phật. Điều này vô hình trung đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Tưởng Giới Thạch.

Từ trái sang phải: Mẹ của Tưởng Kinh Quốc là Mao Phúc Mai, bà nội Vương Thái Ngọc, Tưởng Kinh Quốc thời thơ ấu và cha Tưởng Giới Thạch (ảnh: chụp năm 1910). Nguồn ảnh: danviet

Cho nên sau khi trưởng thành, Tưởng Giới Thạch mặc dù dấn thân vào cách mạng dân chủ, tham gia phong trào cách mạng khắp cả nước. Tuy nhiên, do có mối quan hệ sâu sắc với chùa Tuyết Đậu từ khi còn nhỏ nên cho dù thất bại hay thành công, mỗi khi Tưởng Giới Thạch về quê, ông đều đến chùa Tuyết Đậu, hoặc ở lại chùa Tuyết Đậu một vài ngày. Bởi vậy, Tưởng Giới Thạch còn có cơ duyên quen biết với cao tăng Thái Hư đại sư.

Thái Hư đại sư đã đề cập đến cuộc gặp gỡ đầu tiên của ông với Tưởng Giới Thạch trong cuốn tự truyện. Ngày 15 tháng 8 năm 1927, Tưởng Giới Thạch ra tuyên bố từ chức, ngày hôm sau trở về chùa Tuyết Đậu, thường ở trong chùa.

Bởi vì Hoàng Ưng Bạch nhiều lần nhắc đến Thái Hư đại sư trước mặt Tưởng Giới Thạch, nên Tưởng Giới Thạch quyết định mời Thái Hư đại sư đến gặp.

Khi gặp Tưởng Giới Thạch, một người khá thất vọng trong giới chính trị, cũng muốn mời Thái Hư sang Nhật Bản để nghiên cứu về Dương Minh thiền và Phật học. Về sau bởi vì lý do chính trị, mới từ bỏ ý định này.

Tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch và Thái Hư có mối quan hệ rất thân thiết. Trong dịp Tết Trung thu, Tưởng Giới Thạch còn mời Thái Hư đại sư giảng giải “Tâm kinh” và nhiều lần tài trợ cho Thái Hư đại sư đi du lịch Châu Âu và Hoa Kỳ.

Ông còn giới thiệu các chính khách lúc bấy giờ đến gặp mặt Thái Hư, trợ giúp Thái Hư đại sư khởi xướng thành lập “Phật học hội Trung Quốc”…

Hành động của Tưởng Giới Thạch đủ cho thấy sự sùng kính của ông đối với Phật giáo.

Năm 1943, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn gay cấn. Lâm Sâm, chủ tịch lúc bấy giờ của Trung Hoa Dân Quốc, muốn mời lão hòa thượng Hư Vân đến Trùng Khánh để tổ chức “Pháp hội giải tai ương hộ quốc”.

Hòa thượng Hư Vân. (Ảnh Internet).

Thời gian này, Tưởng Giới Thạch và Tống Thiến đã kết hôn hơn mười năm, chịu ảnh hưởng của Tống Mỹ Linh, Tưởng Giới Thạch thường xuyên cùng vợ ra vào nhà thờ Thiên chúa giáo. Tuy nhiên, trong cuộc “Pháp hội giải tai ương hộ quốc” Tưởng Giới Thạch, người đã được rửa tội theo đạo Thiên chúa cùng với vợ mình, đã đến hội nghị để gặp nhà lão hòa thượng Hư Vân, hỏi ông về nguồn gốc của sinh mệnh và vũ trụ. Sau đó, Hư Vân hòa thượng đã lấy “Kinh Lăng Nghiêm” để trả lời.

Tưởng Giới Thạch mặc dù ở địa vị cao nhưng bên cạnh vẫn thường có các cao tăng đi cùng.

Năm 1949, Tưởng Giới Thạch rút về Đài Loan và vẫn nhất quyết đưa Phật sống Chương Gia (Changkya Khutukhtu) và các cao tăng Hán Tạng cùng về Đài Loan. Có thể thấy, dù đã rửa tội theo đạo Thiên Chúa nhưng sự ưu ái và chú ý của ông đối với Phật giáo vẫn không hề giảm sút.

Nhiều năm sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời, vợ ông ta là bà Tống Mỹ Linh cuối cùng đã nói ra sự thật: Tưởng Giới Thạch đã hết lòng vì “Dương Minh Thiền“, từng chép “Kinh Lăng Nghiêm” cho mẹ là Vương phu nhân, còn được giác ngộ từ một vị lão hòa thượng ở chùa Tuyết Đậu, ấn tượng quá sâu sắc. Vì vậy sau khi lớn lên cho đến mãi về sau, cả đời Tưởng Giới Thạch đã không để tóc, như để tỏ tấm lòng là đệ tử nhà Phật.

Sưu tầm/ Văn hiến Việt Nam


Cùng chuyên mục

QUẢNG TRỊ: Phát triển thương mại và du lịch hai nước Việt – Lào

QUẢNG TRỊ: Phát triển thương mại và du lịch hai nước Việt – Lào

SỰ KIỆN “HỘI TỤ ANH TÀI – KHAI PHÓNG TƯƠNG LAI”

SỰ KIỆN “HỘI TỤ ANH TÀI – KHAI PHÓNG TƯƠNG LAI”

GƯƠNG TỐT: Hữu xạ trên chuyến tàu SE6

GƯƠNG TỐT: Hữu xạ trên chuyến tàu SE6

Vingroup xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện tại Hà Tĩnh

Vingroup xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện tại Hà Tĩnh

Đắk Lắk: Ấn tượng ngôi chùa 30 năm tuổi nằm cạnh bên quốc lộ 26

Đắk Lắk: Ấn tượng ngôi chùa 30 năm tuổi nằm cạnh bên quốc lộ 26

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

AQUA – Yến sào Nest100 được vinh danh trong hạng mục “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững”

AQUA – Yến sào Nest100 được vinh danh trong hạng mục “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững”

TP.HCM nghiêm cấm cán bộ đi nước ngoài do doanh nghiệp tổ chức, đài thọ

TP.HCM nghiêm cấm cán bộ đi nước ngoài do doanh nghiệp tổ chức, đài thọ

Vai trò của phụ nữ trong khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế vì sự phát triển bền vững

Vai trò của phụ nữ trong khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế vì sự phát triển bền vững