Người tự chữa khỏi COVID-19 ở TPHCM có được cấp thẻ xanh?

20:00 | 12/09/2021

Nhiều người tự chữa COVID-19 tại nhà, chưa được địa phương cấp chứng nhận đã điều trị có thể làm xét nghiệm kháng thể khẳng định đã từng mắc bệnh để được cấp ‘thẻ xanh COVID’ hay không? 

Chiều 12/9, tại buổi họp báo cung cấp thông tin tình hình dịch COVID-19, báo chí đặt vấn đề hiện có nhiều người tự chữa COVID-19 tại nhà, chưa được địa phương cấp chứng nhận đã điều trị thì có thể làm xét nghiệm kháng thể khẳng định đã từng mắc bệnh để được cấp ‘thẻ xanh COVID’ hay không.

Trả lời vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết Sở Y tế và Bộ Y tế chưa có hướng dẫn.

BS Vĩnh Châu nêu, theo các quy định về giám sát F0 cách ly tại nhà, trong đó có quyết định 879 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn biện pháp cách ly tế tại nhà, các địa phương phải tăng cường quản lý F0 không để đi ra khỏi nơi cư trú. Các trường hợp F0 không tuân thủ cách ly tại nhà phải chuyển cách ly tập trung và các địa phương tăng cường giám sát kiểm tra xử lý các F0 vi phạm.

Theo BS Vĩnh Châu, hiện nay theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế, các trường hợp tự làm xét nghiệm dương tính phải báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để tiến hành các biện pháp phòng dịch và cấp giấy xác nhận điều trị. Việc cá nhân tự điều trị đề nghị cấp giấy xác nhận không có cở sở để cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương cấp.

Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu lưu ý cá nhân tự điều trị COVID-19 đề nghị cấp giấy xác nhận không có cơ sở để cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương cấp và Bộ Y tế cùng Sở Y tế chưa có hướng dẫn về việc xét nghiệm kháng thể để khẳng định một người từng mắc bệnh.

Mặt khác, theo BS Vĩnh Châu, việc xét nghiệm kháng thể để khẳng định một người từng mắc COVID-19 có tính chất tương đối và vô cùng phức tạp.

Hiện các loại test thương mại trên thị trường là test kháng thể chung toàn bộ kháng thể kháng loại virus này trong khi đó kháng thể bảo vệ cơ thể nhiễm bệnh là kháng thể trung hòa, ngăn chặn trực tiếp vào protein gai của virus SARS-CoV-2 nên không phải xét nghiệm nào hiện có trên thị trường cũng đo được kháng thể này.

“Do đó, Sở Y tế và Bộ Y tế chưa có hướng dẫn cụ thể, chi tiết về việc xác định cụ thể mức độ kháng thể như thế nào thì thật sự có mắc bệnh, mức độ kháng thể như thế có thật sự được bảo vệ, nhiều trường hợp đo kháng thể có nồng độ kháng thể trong máu cao nhưng vẫn nhiễm bệnh. Ngay cả thế giới cũng không đo kháng thể cho tất cả các trường hợp và không đo kháng thể để biết một người có nhiễm bệnh hay không”- BS Vĩnh Châu nói và khuyến cáo việc đo kháng thể chung chung có thể gây tốn kém, lãng phí và không đem lại thông tin cụ thể nào.

 

 

Theo PLO


Cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Trẻ em khó khăn ở Củ Chi được khám bệnh miễn phí trong chương trình “Việt Nam đoàn kết lan tỏa yêu thương”

Trẻ em khó khăn ở Củ Chi được khám bệnh miễn phí trong chương trình “Việt Nam đoàn kết lan tỏa yêu thương”

Hỏa trình trên các cung đường xuôi Bắc ngược Nam

Hỏa trình trên các cung đường xuôi Bắc ngược Nam

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập