Ngôi nhà thời tiền sử

13:56 | 29/01/2022

Cầm trên tay cuốn sách ảnh dày 360 trang của Kiến trúc sư Trần trọng Chi viết về “Ngôi nhà điên”, giới thiệu công trình kiến trúc của bà Đặng Việt Nga trên đất Đà Lạt, tôi thực sự tò mò xem ông khai thác khám phá và giới thiệu địa chỉ này như thế nào.

Nơi này tôi đã từng đến cách đây trên chục năm. Thời gian khi ấy không cho phép lân la lâu để tìm hiểu hết không gian kiến trúc ngôi nhà, nhưng ấn tượng với tôi cũng đã rất mạnh mẽ, như lạc vào một vườn cổ tích, hoặc một khu rừng nguyên sinh thời tiền sử. Sau này có lúc tưởng tượng đó là vương quốc của nàng Bạch Tuyết va bảy chú Lùn! Nơi ấy hiện lên những kì sử huyền hoặc như trong những giấc mơ vừa đẹp, vừa chứa chất đầy ắp sự kinh dị làm cho tôi bị kích thích mạnh mẽ sự thích thú tột độ và hoang mang cũng tột độ.

Lần này đến với cuốn sách “ Ngôi nhà điên” của Trần Trọng Chi, ông đã cho tôi một cái nhìn toàn diện về công trình trên diện tích sau bảy ngàn mét vuông với câu chuyện một ngàn một đêm có lẻ trong phát triển kiến trúc mà vẫn chưa có hồi kết, một công trình mà theo tác giả của nó, là sự vận động của một cơ thể sống, được thay đổi và bổ sung theo thời gian. Nghĩa là nó còn lớn lên nữa và thêm nhiều sắc thái. Nó sẽ giống như một cơ thể sống có hơi thở của chủ nhân đưa vào trong từng thời đọan phát triển.

Nhưng tôi nghĩ lấy tên công trình là “Ngôi nhà điên” có phần chưa chuẩn xác. Trong lập trình cho kiến trúc có thể tác giả nghĩ như vậy, nhưng những gì đã bày đặt ra trong toàn bộ không gian kiến trúc này thì nó giống sự tái hiện một thế giới thời tiền sử của trái đất theo góc nhìn của người sáng lập ra nó. Nơi mà bàn tay con người chưa đập phá nó, chỉ có những vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp do thần tiên tạo ra một không gian huyền bí. Nơi mà vạn vật hiểu nhau, từ cỏ cây hoa lá chim muông lấp lánh dưới vầng thái dương huyền ảo. Nơi đây con người và thế giới sinh vật có thể chung sống hòa quyện trong đại dương bao la đủ loài thủy tộc cùng một không gian khép kín. Hòa bình, hữu nghị, bao dung tuyệt đối với tất cả những gì đang tồn tại trong thế gian này với sự tin yêu và tình thương bao la mọi bến bờ!

Khi đã bước vào trong khu nhà thì cả thế giới xô bồ ầm ĩ với xi măng sắt thép đóng hộp, những toan tính làm ăn kiếm tiền tích lũy hưởng lạc và thống trị… đều đứng lại bên ngoài cửa. Đó là cảm nhận của tôi về giá trị tinh thần ngôi nhà đem lại.. Cho nên tôi thấy nó giống như Miền đất tiền sử chứ không phải ngôi nhà điên. Đó chính là nội hàm của cả không gian kiến trúc. Bảo là mảnh đất tiền sử nó vừa chính xác đầy đặn và đậm chất nhân văn với một xã hội thân thiện. Nơi đây, khi lòng tham chưa giết chết được nhân tính, khi mà con người và vạn vật cùng thiên nhiên sống tì dựa vào nhau cùng hưởng sự yên bình thật tuyệt vời biết bao…

Trong lời đề dẫn của cuốn sách, “Một điểm đến “ Nghệ thuật tổng hòa”, họa sĩ Nguyễn Quân đã gọi đây là “ Tác phẩm- khu vườn- cấu trúc”, một nhận xét khái quát mà tôi rất tâm đắc. Ông dẫn dụ khu vườn cấu trúc này là tổng hòa của nhiều kênh thẩm mĩ ngũ quan của nhiều loại hình nghệ thuật: Kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc và ca múa, phong thủy và hương vị” điều đó nó làm cho công trình không phiến diện chỉ là điểm đến chỉ để thư giãn giải trí… mà là đến với một không gian tổng hòa để sống. Điều đó rất đúng như tôi đã phân tích ở phần đầu bài viết này là tái hiện lại một quá khứ đã bị con người làm mất đi. Nhưng tôi xin thêm: là nó còn gợi ý cho người ta tiếp tục khám phá thế giới sau khi rời khỏi không gian này. Đó là phần vĩ thanh rất có hậu của công trình mà tác giả Đặng Việt Nga đã làm được. Món quà tặng thật đáng giá cho những ai yêu mến quá khứ bồng lai khi đến với công trình.

Đây là lần đầu tiên tôi cầm trên tay cuốn sách viết về công trình này. Kiến trúc sư Trần Trọng Chi kể chuyện theo trình tự của khu vườn và chỉ giới thiệu biên niên về cảm nhận từng phần của mình, mà không đi vào bếp núc của nghề kiến trúc, không mổ xẻ những quy thức rối rắm của nghề. Đọc để cảm nhận đang du lịch theo từng bước chân trên công trình. Thực tế thì sự mô phỏng thế giới của bà Đặng Việt Nga, chủ nhân của công trình quả tình đa dạng lắm lối, từ dân gian đến trừu tượng siêu hình cổ tích với hàng vạn chi tiết và sự thay đổi theo tự nhiên câu chuyện, nó chẳng phụ thuộc theo một quy chuẩn nào mà chỉ duy nhất là thuận theo cảm nhận, và đưa cảm nhận đó vào hồn cốt công trình.
Có du khách nói qua công trình đã gợi nhớ đến kiến trúc sư Antonio Gaudi ( 1852- 1926) và họa sĩ Tây Ban Nha Sanvado Dali (1904- 1989), đạo diễn điện ảnh SteveSpielberg của Mĩ như đã từng gây cảm hứng cho chủ nhân công trình(?) Như thế để thấy tính đa dạng phong phú của đồ án kiến trúc được giải phóng đa chiều, và sự tổng hợp tài ba của bà Đăng Bích Nga nếu có.
Tôi không nhắc lại từng phần dẫn giải của Kiến trúc sư Trần Trọng Chi đã thực hiện trong cuốn sách này dù ông đã viết rất hàm xúc, cẩn trọng từng chi tiết, mà muốn để người đọc theo từng trang tường thuật đầy cảm hứng của ông với đồng nghiệp, cùng nhau nhận diện lại kiến trúc tổng hòa của công trình. Ở đây tôi thấy cái tình đồng nghiệp hiểu nhau đến sâu sắc và chia sẻ cùng nhau thật nghĩa tình và đồng điệu. Cuốn sách của kiến trúc sư Trần Trọng Chi đã thành công trong việc diễn giải các giá trị công trình đã đem lại cảm hứng cho mọi người từng đặt chân đến nơi này.

Một công trình kiến trúc công phu giàu năng lượng trong lành của chủ nhân đã truyền cảm xúc cho người viết và tôi nghĩ rằng kiến trúc sư Trần Trọng Chi đã thành công trong soạn thảo tác phẩm giới thiệu tác giả và “ Ngôi nhà điên” khi ông đã nắn nót ghi nhận kĩ càng từng phần một công trình, đến những gian khó mà bà Đặng Việt Nga đã nhọc nhằn và kiên nhẫn làm việc để có được một giá trị vật chất và tinh thần vượt không gian và thời gian trên mảnh đất du lịch Đà Lạt mộng mơ. Xin cảm ơn tác giả và cảm ơn bà. 15/6/2021
Tối 23/chạp hôm

Nay nhận đuọc sách của Kiến trúc sư Trần Trọng Chi gửi .Đây là lần thứ 2 ông in giới thiệu về kiến trúc. Cảm ơn ngày cuối năm lại có quà vui thế này!

 

Do Duc

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 tại Khu du lịch Thiên Cầm

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 tại Khu du lịch Thiên Cầm

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

KHỞI ĐỘNG “90 NGÀY TỐC CHIẾN 2024″ CÙNG DROPPII

KHỞI ĐỘNG “90 NGÀY TỐC CHIẾN 2024″ CÙNG DROPPII

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Tọa đàm “Ứng dụng xu hướng thực dưỡng và tiện lợi vào sản phẩm của doanh nghiệp” – Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới

Tọa đàm “Ứng dụng xu hướng thực dưỡng và tiện lợi vào sản phẩm của doanh nghiệp” – Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới