Ngôi đền cổ đại được tạc từ một khối đá duy nhất

21:53 | 14/10/2019

Trong lịch sử nhân loại, người ta đã tìm thấy nhiều kiến trúc cổ đại có độ chính xác cao và trình độ nghệ thuật hoàn mỹ. Và ngay cả với công nghệ hiện đại của thế kỷ 21, chúng ta cũng không thể sao chép được nét nghệ thuật tuyệt vời của ngôi đền Kailasa bí ẩn dưới đây.


Đền Kailasa là kiến trúc nổi bật nhất trong quần thể hang động Ellora nằm ở phía tây bang Maharashtra, Ấn Độ. Ngôi đền có kiến trúc phức tạp, đa tầng, được chạm khắc trên tảng đá lớn. Công trình kiến trúc cổ đại này đã tồn tại cùng tuế nguyệt, chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử.

Điểm độc đáo về nơi này là, cả công trình kỳ vĩ được đục đẽo ra từ một tảng cự thạch khổng lồ nguyên khối duy nhất. Điều này khiến cả thế giới đặt câu hỏi, làm cách nào mà người xưa tạo ra tuyệt tác này?


Đền Kailasa hiện giữ kỷ lục về cấu trúc nguyên khối lớn nhất thế giới và là một trong những địa danh tham quan khám phá ngoạn mục nhất hành tinh. 

Mặc dù không nổi tiếng như Kim tự tháp Giza của Ai Cập, Stonehenge của Anh, Kim tự tháp Mặt trời của Mexico, Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ…, đền Kailasa chắc chắn là một trong những thành tựu kiến ​​trúc vĩ đại nhất của nhân loại.

Đền Kailasa còn được gọi là đền Kailasanatha, nơi đây được thiết kế tương tự với núi Kailash, quê hương của vị Thần Shiva trong Ấn Độ giáo.

Ngôi đền được cho là xây dựng dưới triều đại của Krishna I, người trị vì đế chế Rashtrakuta vào thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên. 

Đền Kailasa được chạm khắc từ đá bazan rắn, kiến trúc tinh xảo thể hiện công nghệ tiên tiến hơn nhiều so với những gì nhân loại đã biết về người dân Ấn Độ giữa thế kỷ 5 và 10. Cho đến hiện nay, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu vẫn không thể lý giải ngôi đền được người xưa tạo ra như thế nào.


Các nhà nghiên cứu nhận thấy trong quá trình điêu khắc, 200.000 đến 500.000 tấn đá rắn được đào khỏi vách đá nhưng họ không thể tìm thấy dấu vết của những viên đá bazan này, hơn nữa tại ngôi đền cũng không thể tìm những công cụ dùng để điêu khắc. 

Theo những người nghiên cứu về ngôi đền, những người thợ xây có lẽ đã bắt đầu điêu khắc từ đỉnh xuống dưới. Kiểm tra cho thấy đây là một công trình hoàn hảo không hề có lỗi chạm khắc.

Một truyền thuyết thời trung cổ từ người Marathi ở Maharashtra có ghi lại câu chuyện về nguồn gốc ra đời của ngôi đền. Nhà vua lúc đó rất ốm yếu, và nữ hoàng đã cầu nguyện thần Shiva để chữa trị cho ông. Đổi lại, nữ hoàng hứa sẽ xây dựng một ngôi đền để vinh danh Thần và nhịn ăn cho đến khi việc xây dựng hoàn thành. Thần Shiva chấp thuận điều ước của nữ hoàng và công trình bắt đầu. 

Một kiến ​​trúc sư tên Kokasa đã hứa với nữ hoàng ông có thể xây dựng ngôi đền trong một tuần, vì vậy nữ hoàng sẽ không phải nhịn ăn quá lâu và mạo hiểm với sức khỏe của mình. Kokasa dẫn đầu công trình, bắt đầu từ trên đỉnh và chạm khắc tảng đá lớn xuống dưới. Từ đó, tảng đá khổng lồ đã biến thành ngôi đền huyền diệu với những tác phẩm điêu khắc tinh xảo. 

Trong sân chính, có một tượng đài về Nandi, con bò của Thần Shiva. Ngoài ra còn có các tác phẩm điêu khắc voi ở dưới chân làm ngôi đền trông giống như đang được nâng trên lưng đàn voi.

Hình ảnh quần thể hang đá khiến chúng ta cảm phục nền khoa học kỹ thuật và trí tuệ của con người cổ đại. Họ phải có trí tuệ vĩ đại đến nhường nào mới tạo ra được công trình kiến trúc như vậy? Bạn cũng có thể tự mình đến khám phá vẻ đẹp bí ẩn và tráng lệ các đền thờ tại quần thể hang đá này.

 

Tổng hợp

Video hay


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Festival Ninh Bình lần thứ III – Tái hiện Dòng chảy Di sản lịch sử dân tộc

Festival Ninh Bình lần thứ III – Tái hiện Dòng chảy Di sản lịch sử dân tộc

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Triển lãm Ảnh nghệ thuật quảng bá hình ảnh di sản văn hóa đất nước, con người Việt Nam tại TP. Huế

Triển lãm Ảnh nghệ thuật quảng bá hình ảnh di sản văn hóa đất nước, con người Việt Nam tại TP. Huế