Ngôi chùa lưu giữ mộc bản Kinh Phật khắc trên gỗ thị cổ nhất Việt Nam

16:53 | 30/11/2021

Chùa Bổ Đà (Bắc Giang) không chỉ là một trong những ngôi chùa độc đáo nhất miền đất Kinh Bắc, nơi đây còn lưu giữ mộc bản kinh Phật khắc trên gỗ thị cổ.


Chùa Bổ Đà vốn là ngôi chùa lâu đời và cổ kính ở xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngôi chùa cổ này từ ngàn năm nay luôn được ca ngợi là một trong 3 ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất qua câu ca dao

Thứ nhất là chùa Đức La

Thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Tràng.

Chùa Bổ Đà không chỉ là một trong những ngôi chùa độc đáo nhất miền đất Kinh Bắc, mà còn là trung tâm Phật giáo lớn của Phật phái Lâm Tế, một dòng thiền có ảnh hưởng rộng rãi nhất ở nước ta. Nơi đây còn lưu giữ mộc bản Kinh Phật khắc trên gỗ thị cổ nhất Việt Nam – một trong những cổ vật giá trị của chùa.

Được xây dựng vào thời Lê (thế kỷ XVIII), chùa Bổ Đà là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang. Chùa có tên là chùa Quán Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Tự, gọi tắt là chùa Bổ, còn có các tên gọi khác là chùa Quán Âm.

Chùa Bổ Đà là một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ. Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, đó là lối kiến trúc “nội thông ngoại bế” tạo vẻ u tịch, thanh vắng và huyền thoại, xung quanh là đồi núi xóm làng bao bọc

Kiến trúc của chùa gần một trăm gian liên hoàn được xây dựng bằng các vật liệu dân gian gồm gạch nung, ngói, tiểu sành và tường bao làm bằng đất rất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường.

Cổng vào chùa nền lát đá muối có kích thước to nhỏ khác nhau, xây theo kiến trúc thời Nguyễn mang dáng dấp gác chuông. Điểm đặc biệt ở đây là nhiều bức tường được xây bằng tiểu tạo vẻ rất trầm mặc, gần gũi với vùng thôn quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Xung quanh chùa được trình tường đất cao từ 2 – 3m. Đây là nét kiến trúc độc đáo, đặc sắc không chỉ riêng trong tỉnh Bắc Giang mà các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam cũng rất hiếm thấy.

Nổi bật trong không gian văn hoá chùa Bổ Đà là vườn tháp cổ được xây dựng trong khoảng 300 năm với gần 100 ngôi tháp chứa xá lị, tro cốt của hơn 1.200 nhà sư tu hành, tăng ni.

Cổng chùa Bổ Đà được bao bọc bởi những cây cổ thụ.
Đường vào cổng chùa Bổ Đà được lát bằng đá muối với tường đất rêu phong, cổ kính.
Cổng chùa Bổ Đà rêu phong, cổ kính.
Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, đó là lối kiến trúc “nội thông ngoại bế” tạo vẻ u tịch, thanh vắng, linh thiêng.
Chùa Bổ Đà có từ thời Lý (thế kỷ XI), được tu bổ, tôn tạo lớn vào thời vua Lê Dụ Tông (1720-1729).
Với hệ thống bố cục kiến trúc hài hòa được xây dựng bằng các vật liệu gồm gạch nung, ngói, tiểu sành và hệ thống tường bao được làm bằng đất rất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường.
Tường bao được đắp bằng đất độc đáo.
Một bức tường của chùa được xây bằng tiểu sành.
Chùa Bổ Đà hiện còn lưu giữ vườn tháp đẹp với gần 100 ngôi tháp chứa xá lị, tro cốt nhục thân của hơn 1.200 nhà sư tu hành, tăng ni.
Vườn tháp chùa Bổ Đà được xây dựng trong khoảng 300 năm. Mỗi ngôi tháp chứa xá lị, tro cốt của 4-26 vị tăng, ni. Đặc biệt, ngôi tháp an táng 26 nhà sư là tháp mà tất cả các sư đều là anh em cùng sơn môn, cùng tu một thầy, khi sống gắn bó với nhau nên khi qua đời vẫn muốn được nằm cạnh nhau.
Chùa Bổ Đà cũng đang lưu giữ một một bảo vật Quốc gia – đó là bộ ván kinh Phật cổ nhất Việt Nam được khắc trên gỗ thị.
Theo Thượng toạ Thích Tục Vinh, trụ trì chùa Bổ Đà, mộc bản được lưu giữ tại chùa do các vị thiền sư phái Lâm Tế san khắc thời vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) và các giai đoạn sau này. Đến nay, mộc bản vẫn còn khá nguyên vẹn 42 bộ kinh với gần 3.000 bản khắc bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Phạn.
Những bộ kinh này được khắc trên gỗ thị, vừa dẻo, vừa dai lại giữ được lâu và nhẹ.
Bộ mộc bản Kinh phật chùa Bổ Đà được công nhận là bảo vật Quốc gia từ tháng 3/2018.
Mộc bản chùa Bổ Đà do các nghệ nhân ở vùng Kinh Bắc xưa khắc thành nhiều đợt. Nhiều trang mộc bản được khắc đan xen những bức họa đồ minh họa, đường nét tài hoa tinh tế.
Kho mộc bản nằm ở khu hậu viện của chùa. Đặc biệt là những tấm gỗ thị dùng để khắc kinh đều rất bền, đẹp, không bị mối mọt, dù không dùng một loại thuốc bảo quản nào. Kinh được khắc nổi bằng chữ Hán, nét chữ tinh xảo, đến nay vẫn còn rất sắc nét.

Theo VTCNEWS

Video hay

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê