Ngắm tháp đá cổ hơn 500 tuổi ở Hà Tĩnh

12:49 | 24/02/2022

Tháp đá cổ Cẩm Duệ ở thôn Quang Trung (xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) có niên đại hơn 500 năm tuổi, vào các ngày rằm hay dịp lễ, tết rất đông người dân đến đây dâng hương, cầu nguyện.


Theo sử sách ghi lại, Tháp đá cổ Cẩm Duệ hay còn gọi là Tháp Am là ngôi tháp cổ được xây dựng vào thế kỷ XVI tại xã Hoa Duệ, tổng Mỹ Duệ cũ, nay thuộc thôn Quang Trung, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên).
Tháp đá cổ Cẩm Duệ là nơi an nghỉ của Lê Am – vị quan dưới triều nhà Lê, có nhiều công lao phò vua giúp nước. Với nhiều công lao đóng góp cho triều đình, Lê Am đã được vua ban đặc ân chọn sinh phần (tức chọn đất để an táng khi còn sống). Lê Am đã chọn khu đất cao gần sông Ngàn Mọ – con sông mạch nguồn đã nuôi dưỡng bao thế hệ người dân làng Mỹ Duệ xưa và là nơi ông sinh thành.
Theo người dân địa phương và sử sách ghi lại, Lê Am khi còn sống đựơc nhà vua phong là “Phúc thần đương cảnh thành hoàng làng Phương Cai” – một trong những vị trí cao lúc bấy giờ.
Tháp đá cổ Cẩm Duệ được đánh giá là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo, cầu kỳ, hiếm có “độc nhất vô nhị” trên địa bàn Hà Tĩnh. Tháp có ba tầng, cao hơn 3m, được ghép từ những tấm đá nguyên khối.
Bao quanh Tháp là hệ thống tường dày khoảng 50cm, cao 1,2m và được xây bằng gạch gồ (loại gạch nung riêng dùng xây đền chùa trước đây).
Bên trong tầng thứ nhất của tháp là nơi thờ vị quan Lê Am…
… được bà con nơi đây trông coi và hương khói cẩn thận.
Tầng thứ hai của tháp lưu lại 5 chữ Hán trên nền hình tròn nổi, được dịch là “Thiên cơ thân đức tạo”; còn tầng thứ ba của Tháp có ba chữ Hán đắp nổi, được dịch là “Tinh nhật nguyệt”.
Nhà nằm cạnh tháp đá cổ nên bà Nguyễn Thị Quý (SN 1945, thôn Quang Trung, xã Cẩm Duệ) thường xuyên sang thăm nom, dọn dẹp. Tuổi trẻ của bà Quý gắn liền với nhiều kỷ niệm khó quên với Tháp đá cổ Cẩm Duệ.
Bà Quý chia sẻ: Trước đây, xung quanh tháp đá cổ toàn là cây cối bụi rậm, sau này được người dân trong thôn phát quang dọn dẹp cẩn thận và xem đây là nơi thờ tự tâm linh. Tháp Am rất linh thiêng, vào các ngày rằm hay dịp lễ, tết rất đông người dân trong và ngoài địa phương đến thắp hương, cầu nguyện.
Bức tường cổ bao quanh Tháp có niên đại hơn 500 năm được những người thợ xưa ghép tỉ mỉ, đẹp mắt. Trên các nền đá rêu phong bám xanh tạo nên nét cổ kính.
Ở phía trước tháp đá có hai lăng mộ – đây là nơi chôn cất con cháu dòng họ Lê.
Được biết, khu vực điện thờ, cổng vào tháp đá và hai lăng mộ được Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh cho tiến hành tu bổ, phục dựng lại vào năm 2009, nhưng vẫn giữ lại đường nét kiến trúc xưa. Trên mái của cổng vào tháp và điện thờ Lê Am, hình tượng con rồng luôn được đề cao.
Rồng được chạm khắc tinh xảo, biểu tượng cho sự quyền uy.

Điện thờ chính được xây dựng ở giữa, có 3 gian.
Điện thờ chính được xây dựng ở giữa, có 3 gian.
Gian chính giữa của điện là nơi thờ vị quan Lê Am và con cháu dòng họ Lê, hai bên đều khắc câu đối chữ Hán.
Ở trước điện được bố trí hai con voi và hai con ngựa đá, có ý nghĩa bảo vệ tháp đá.
Nằm cạnh điện thờ Lê Am còn có cây bàng hơn 500 năm tuổi. Cây cao gần 30m, tán rộng hơn 20m, đường kính thân cây 2 người ôm không xuể. Gốc cây sần sùi, rêu xanh bám quanh. Theo người dân nơi đây, mặc dù cây bàng đã có tuổi đời trên 500 trăm tuổi nhưng hàng năm vẫn ra hoa kết trái đều đặn, những ngày này, bàng bắt đầu thay lá, đơm lộc.
Cây bàng được bà con trong vùng tôn kính, xem đây như là một biểu tượng lịch sử gắn liền với vị quan Lê Am. Người dân sống quanh thường xuyên đến dọn dẹp. Ai nấy đều mong muốn cây bàng cổ được công nhận là Cây Di sản để truyền đời cho con cháu mai sau – bà Nguyễn Thị Quý chia sẻ.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật “độc nhất vô nhị”, năm 2003, Tháp đá cổ Cẩm Duệ đã được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn – hóa cấp tỉnh.
Đến năm 2006, tháp đá cổ vinh dự được đón bằng xếp hạng Di tích Quốc gia của Bộ Văn hóa – Thông tin.
Được biết, hàng năm Tháp đá cổ Cẩm Duệ đón khá đông du khách trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, tham quan, nghiên cứu các giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.
Tháp đá cổ Cẩm Duệ là một trong những tháp cổ đẹp và linh thiêng, được người dân nơi đây xem như “báu vật”, với kiến trúc nghệ thuật được bố trí đăng đối hài hòa và độc đáo qua bàn tay khéo léo của những người thợ xưa. Địa phương luôn gìn giữ các giá trị văn hóa, nghệ thuật “độc nhất vô nhị” của tháp và xem đây như một “địa chỉ đỏ” để các thế hệ trẻ biết thêm về cội nguồn lịch sử.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cẩm Duệ Võ Tá Kỷ

Theo Hà Tĩnh

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Quyết liệt, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành với tinh thần ‘5 quyết tâm’, ‘5 bảo đảm’, ‘5 đẩy mạnh’

Quyết liệt, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành với tinh thần ‘5 quyết tâm’, ‘5 bảo đảm’, ‘5 đẩy mạnh’

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo chống hạn, mặn ở ĐBSCL

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo chống hạn, mặn ở ĐBSCL

Thủ tướng khảo sát, dự lễ khởi công, khánh thành 4 dự án trọng điểm tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng khảo sát, dự lễ khởi công, khánh thành 4 dự án trọng điểm tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024