Ngắm chùa Thầy thanh bình, tĩnh mịch trong mùa hội

9:30 | 16/03/2022

Mùa hội năm 2022, do ảnh hưởng của dịch bệnh, lượng khách đến chùa Thầy giảm hẳn. Nhưng điều này lại đem đến cho du khách những trải nghiệm mới mẻ về một ngôi chùa cổ thanh bình, tĩnh mịch…


Chùa Thầy nằm cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 20km, tọa lạc dưới chân núi Sài Sơn hay còn gọi là núi Thầy, núi Phật Tích, thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai.

Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả, tên chữ là “Thiên Phúc Tự” được xây dựng từ thời nhà Lý, gắn liền với giai thoại cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh – ông tổ của bộ môn múa rối nước.

Chùa Thầy được Nhà nước công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2015. Lễ hội truyền thống chùa Thầy được tổ chức từ ngày mùng 5 tới mùng 8/3 âm lịch, ngày hội chính là ngày mùng 7/3 hàng năm. Lễ hội chùa Thầy bao gồm hai phần, phần nghi lễ và các diễn xướng dân gian. Hiện chùa còn lưu giữ các nghi lễ chính như: Nghi lễ mộc dục, lễ phục nghinh bài vị – lễ cúng yên vị, lễ tế và lễ rước.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân và du khách được tham gia các diễn xướng, hoạt động vui chơi gồm: đấu vật, múa rối nước, hội leo núi chơi xuân cùng nhiều trò chơi dân gian độc đáo, sôi động.

Cùng với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử chùa Thầy là một điểm du lịch hấp dẫn. Hàng năm chùa Thầy đón hàng vạn lượt du khách thập phương về tham quan, lễ bái.

Sau gần 1 năm đóng cửa để phòng chống dịch bệnh COVID-19, ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Dần, chùa Thầy đã chính thức mở cửa đón du khách. Tuy nhiên, theo ông ông Đỗ Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Sài Sơn, năm nay lượng khách đến chùa rất ít, dẫn đến các dịch vụ cũng ế ẩm.

Trong không gian hùng vĩ của núi Thầy, ngôi chùa mang vẻ thanh bình, tĩnh mịch.
Nhà Thủy đình – nơi thường diễn ra những trò rối nước – trên mặt hồ yên ả.

Hàng quán ế ẩm vì vắng khách.
Một du khách đến lễ ở chùa Trình.
Các cụ cao tuổi làm nhiệm vụ hướng dẫn, giúp khách chuẩn bị lễ.
Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu.
Cầu Nguyệt tiên kiều do Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602, có đặt những tấm chiếu cho du khách nghỉ chân.
Đường lên núi cũng hiếm hoi mới có người.
Một du khách chụp ảnh cảnh chùa Thầy.
Nhân viên làm nhiệm vụ trong chùa dọn dẹp, vớt rác khi vắng khách.

Theo Công luận

Cùng chuyên mục

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ

Chung tay cùng Tạp chí Văn hiến Việt Nam chia sẻ khó khăn với bà con vùng bão lũ

Chung tay cùng Tạp chí Văn hiến Việt Nam chia sẻ khó khăn với bà con vùng bão lũ

Lễ ra mắt Chi hội Nữ trí thức khối Văn hóa Nghệ thuật “Những đóa hoa sen Việt Nam”

Lễ ra mắt Chi hội Nữ trí thức khối Văn hóa Nghệ thuật “Những đóa hoa sen Việt Nam”

Hội An khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu

Hội An khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu

Khai mạc giải cầu lông Tynsport mở rộng lần thứ XIV năm 2024 “Tranh Cúp TC Sport”

Khai mạc giải cầu lông Tynsport mở rộng lần thứ XIV năm 2024 “Tranh Cúp TC Sport”

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

Khai mạc đại hội thể thao học đường lớn nhất từ trước đến nay

Khai mạc đại hội thể thao học đường lớn nhất từ trước đến nay

Lối sống mực thước, bình dị và những câu chuyện lay động lòng người (Bài 2)

Lối sống mực thước, bình dị và những câu chuyện lay động lòng người (Bài 2)

Đến với cử tri, nhân dân bằng phong cách gần gũi, ân tình (Bài 1)

Đến với cử tri, nhân dân bằng phong cách gần gũi, ân tình (Bài 1)