Nam Phương Hoàng hậu: Lâm chung tuổi 49, không người thân bên cạnh

15:52 | 24/05/2021

Vua Bảo Đại bất chấp để cưới Thị Lan

Nam Phương hoàng hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh năm 1914 tại Gò Công nay thuộc thị xã Gò Công (Tiền Giang). Bà mang quốc tịch Pháp với cái tên là Jeanne Mariette Thérèse, gia đình bà theo đạo Công giáo.

Sinh ra trong một gia đình với cha bà, cụ Nguyễn Hữu Hào một người giàu có bậc nhất tại miền Nam. Mẹ bà, cụ Lê Thị Bình là con gái Lê Phát Đạt – một trong 4 người giàu nhất Việt Nam thời bấy giờ.

Sau cuộc gặp gỡ định mệnh với vua Bảo Đại trên chuyến tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime. Vua Bảo đại đã đem lòng yêu say đắm Thị Lan. Sau đó, bất chấp sự ngăn cản của Từ Cung thái hậu, vua Bảo Đại quyết tâm cầu hôn Thị Lan. Ông khẳng định với mẹ, nếu không lấy được Thị Lan ông sẽ độc thân suốt đời. Sau khi cưới được Thị Lan vua Bảo Đại đã giải tán tam cung lục viện, chấp nhận cuộc sống một vợ một chồng hứa hẹn trọn đời chung thủy.

Từ bé, Nguyễn Hữu Thị Lan đã có nhan sắc vượt trội, cao lớn và xinh đẹp hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Không chỉ đẹp, bà còn xuất thân từ gia đình quý tộc giàu có và là một người nết na, thùy mị, học thức cao. Năm 18 tuổi, bà đỗ tú tài toàn phần tại trường Couvent des Oiseaux – Pháp.

Ngày 20/3/1934 hôn lễ được cử hành tại Huế. 4 ngày sau, lễ tấn phong hoàng hậu diễn ra rất trọng thể tại điện Dưỡng Tâm. Nhà vua phong Nguyễn Hữu Thị Lan tước Nam Phương Hoàng hậu.

Là chính cung hoàng hậu nhưng Nam Phương không ở trong thâm cung như các hoàng hậu cung phi khác. Với tài năng của mình, Nam Phương đã giúp cho vua Bảo Đại trong các hoạt động ngoại giao, đón tiếp các quốc khách, giao thiệp với Pháp. Ngoài ra, với tư cách đệ nhất phu nhân, bà được giao làm các công việc xã hội, khuyến học, khen thưởng học sinh giỏi, giúp đỡ người nghèo, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.

Sau nhiều năm chung sống, bà có với vua Bảo Đại 5 người con, 2 hoàng tử và 3 công chúa.

Vốn dĩ cuộc hôn nhân của nhà vua và hoàng hậu không được sự đồng tình của Thái hậu Từ Cung. Vì vậy mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu là điều khó tránh khỏi.

Mâu thuẫn Mẹ chồng Nàng dâu

Nhiều người cho rằng Thái hậu Từ Cung có chút ghen tị và mặc cảm với Nam Phương Hoàng hậu vì xuất thân trái ngược của bà với con dâu. Trong quyển Nam Phương – Hoàng hậu cuối cùng của Lý Nhân Phan Thứ Lang có đoạn ghi lại:

“Bà Từ Cung xuất thân trong một gia đình nghèo khó, đến mức phải bán con làm hầu gái của một bà chúa, rồi sau đó được sang hầu hạ bên dinh ông hoàng Bửu Đảo (sau là vua Khải Định), vì may mắn có thai với ông chủ mà trở thành mẹ vua. Trong khi đó hoàng hậu Nam Phương sinh ra trong nhung lụa, được học hành đến nơi đến chốn, ngay ngày cưới đã được tấn phong hoàng hậu. Nếu người ta nói bà Từ Cung có chút mặc cảm với con dâu thì cũng chưa hẳn là đoán bừa”.

Từ Cung Thái hậu là người nắm toàn quyền trong hậu cung, thế nhưng đôi khi bà đành phải chịu bất lực trước Hoàng hậu Nam Phương. Hoàng hậu Nam Phương luôn biết việc gì cần và không cần làm theo lời mẹ chồng.


Hoàng hậu Nam Phương với Hoàng tử Bảo Long và Công chúa Phương Mai.

Điều làm cho bà Từ Cung khó chịu nhất là việc hoàng tử Bảo Long, cháu đích tôn của bà được rửa tội theo nghi thức Công giáo. Vì không thể ngăn cản được nên trong lòng bà luôn mang nỗi ấm ức. Nặng nề nhất là khi Nam Phương đã từ chối không cho con đeo trên tay bùa cầu an, trừ tà mà thái hậu đã đưa cho.

Chẳng những vậy, bà còn ấm ức hơn khi Nam Phương và con là hoàng tử Bảo Long luôn trò chuyện với nhau bằng tiếng Pháp khiến bà không thể hiểu được. Vì vậy, những điều suy diễn không mấy tốt đẹp về con dâu luôn ngự trị trong đầu bà. Cũng chính vì những điều này mà hố ngăn cách giữa mẹ chồng nàng dâu ngày càng sâu thêm.

Vì không thích con dâu nhưng lại không tìm được một nhược điểm nào từ hoàng hậu để có thể ra tay trừng trị nên Từ Cung Thái hậu đã cố tìm cho mình một con dâu ưng ý hơn. Khổ thay, chính vua Bảo Đại đã xóa bỏ tam cung lục viện nên trong cung cấm không còn cảnh phi tần. Ấy vậy mà thái hậu vẫn tìm cho Bảo Đại một tình nhân tên Mộng Điệp.

Mộng Điệp kém vua hơn 10 tuổi, là người Kinh Bắc, có một đời chồng và một con. Nhan sắc của Mộng Điệp đã làm cho nhà vua chao đảo. Nàng đến với Bảo Đại không cưới xin nhưng luôn luôn kề cận được nhà vua sủng ái. Đã thế nàng lại còn sinh cho Bảo Đại 2 người con là Bảo Hoàng và Bảo Sơn.

Mộng Điệp luôn tìm đủ mọi cách để lấy lòng Từ Cung Thái hậu, Mộng Điệp được ngầm xem như một thứ phi, thay mặt Nam Phương trong những buổi tế lễ mà hoàng hậu là người Công giáo không muốn tham dự.

Năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị và trở thành cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam, thế nhưng cựu hoàng vẫn tiếp tục thói ăn chơi trác táng, coi phụ nữ là hơi thở trong những ngày sống tại Hà Nội trong vai trò mới.

Ông đã quên đi người vợ ở kinh thành và vui vẻ qua lại với vũ nữ Lý Lệ Hà. Nhưng rồi đến một ngày không còn tiền để ăn chơi, Bảo Đại bèn viết thư cho người về gặp Nam Phương. Nam Phương biết chuyện rất giận nhưng giữ thể diện cho chồng, bà bày tỏ với người mang thư rằng bà rất muốn ra Hà Nội sum họp nhưng như vậy sẽ làm cho cựu hoàng mất vui. Thôi, đành ôm nỗi đau này chịu đựng riêng một mình để cho người ta vui sướng.

Hoàng hậu lấy đủ số tiền theo yêu cầu đưa cho người mang thư cầm về mà không một chút do dự đắn đo.

Không dừng lại ở cô vũ nữ Lý Lệ Hà, Bảo Đại còn tiếp tục quan hệ với nhiều mỹ nhân khác nhưng Nam Phương hoàng hậu vẫn một lòng chung thủy với chồng.

Những năm cuối đời, bà Nam Phương ít đi ra ngoài và gặp gỡ mọi người. Cũng có đôi khi bà Nam Phương đi Paris để thăm các con đang học và làm ăn ở đó. Ngược lại, những dịp hè thì các con bà cũng về đây thăm mẹ và ở lại chơi ít ngày cho bà khỏi buồn. Thời gian này bà bị bệnh tim nặng, thường xuyên bị khó thở.

Vào chiều ngày 15/9/1963, bà Nam Phương cảm thấy khó thở, người hầu bà bèn nhờ một người Pháp hàng xóm đi mời bác sĩ, nhưng người bác sĩ này chưa đến kịp thì bà Nam Phương đã qua đời ngay trong đêm đó khi vừa tròn 49 tuổi.

Lúc bà lâm chung, ngoài hai người giúp việc thì không có người ruột thịt nào bên cạnh. Các con bà lúc đó đang đi học hoặc làm việc tại Paris, còn Bảo Đại thì đang sống tại miền Nam nước Pháp.

Buồn thay cho số phận bà Nam Phương, một vị hoàng hậu nhân từ, hiện đại, người phụ nữ thấm nhuần cái hay, cái mới phương Tây nhưng vẫn giữ đạo đức khí chất phương Đông, ấy vậy mà cuối đời lại mất trong sự cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người ở cái tuổi còn khá trẻ.

Dù Nam Phương Hoàng hậu đã mất nhiều năm nhưng vẻ đẹp phúc hậu và tấm lòng nhân từ của bà sẽ luôn được người đời nhắc tới.

 

Video hay


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả