Nam Định: Hạ tầng – “chìa khóa” thu hút vốn đầu tư

15:11 | 09/02/2023

Xác định hạ tầng phải đi trước một bước “chìa khóa” để thu hút nhà đầu tư, trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã tập trung huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Trong đó, điểm nhấn là hạ tầng KCN, hạ tầng giao thông kết nối giữa các vùng của tỉnh với khu vực và quốc gia. 


Năm 2022, tình hình thu hút đầu tư vào Nam Định đạt được những kết quả quan trọng với 59 dự án, tổng số vốn đăng ký là 31.773,3 tỷ đồng và 57,8 triệu USD (gồm 48 dự án trong nước và 11 dự án FDI).

Trong năm, đã đăng ký doanh nghiệp cho 1.077 doanh nghiệp và 65 chi nhánh, văn phòng đại diện với tổng số vốn đăng ký 10.767,9 tỷ đồng; nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh lên 11.375 doanh nghiệp và 874 chi nhánh, văn phòng đại diện.

Bên cạnh đó, tỉnh Nam Định cũng tập trung nguồn lực triển khai các dự án trọng điểm, đến nay cơ bản hình thành các dự án có tính chiến lược, lâu dài, sẽ là động lực cho sự phát triển của tỉnh như: Tuyến đường bộ ven biển, với chiều dài toàn tuyến 66 km, tổng mức đầu tư gần 2.700 tỷ đồng; Tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình với chiều dài toàn tuyến 46 km, tổng mức đầu tư trên 5.300 tỷ đồng (đã hoàn thành giai đoạn 1)… Tổng mức đầu từ các dự án trọng điểm khoảng 25.000 tỷ đồng và dự kiến các dự án sẽ hoàn thành trong khoảng từ năm 2023-2025.

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định ký cam kết hỗ trợ thu hút đầu tư vào KCN Mỹ Thuận.

Để có được những kết quả đáng trân trọng này, tỉnh Nam Định xác định hạ tầng phải đi trước một bước. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Nam Định đã tập trung huy động tối đa các nguồn lực từng bước đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng Khu, Cụm công nghiệp (KCN, CCN); tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại, kết nối tỉnh với các trục giao thông trọng điểm quốc gia và với các tỉnh trong khu vực.

Cùng với đó, tỉnh cũng đang khuyến khích và thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng các Khu, CCN theo quy hoạch đã được duyệt. Hiện nay, Nam Định tập trung hoàn thành các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, cho thuê đất và khởi công xây dựng hạ tầng KCN Mỹ Thuận, CCN Thanh Côi, CCN Yên Bằng; hoàn thiện các thủ tục để mở rộng KCN Bảo Minh; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng KCN dệt may Rạng Đông, CCN Thịnh Lâm; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất kinh doanh tại CCN Yên Dương; mở rộng CCN Xuân Tiến; triển khai các thủ tục đầu tư CCN Giao Thiện, CCN Giao Yến…

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nam Định Trịnh Văn Hoàng.

Trao đổi với Bạn đọc Tạp chí Văn Hiến Việt Nam, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nam Định Trịnh Văn Hoàng cho rằng, định hướng thu hút đầu tư của tỉnh đó là, phát triển công nghiệp chuyển dần từ chiều rộng sang chiều sâu từ nay đến năm 2025. Sau năm 2025 tập trung chuyển mạnh sang phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp thân thiện với môi trường. Lựa chọn một số ngành công nghiệp nền tảng để ưu tiên phát triển là những ngành có khả năng tham gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; sử dụng tiết kiệm đất, áp dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường; có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao và đóng góp lớn cho xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước như: Cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị máy móc, lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử, thuốc chữa bệnh, chế biến thực phẩm, công nghiệp phụ trợ, hàng tiêu dùng…

 Tỉnh Nam Định chú trọng đầu tư hạ tầng để thu hút nhà đầu tư.

Tỉnh Nam Định cũng nhất quán chủ trương chỉ xem xét chấp thuận các dự án đầu tư sản xuất vào các Khu, CCN theo quy hoạch. Ngoài Khu, CCN chỉ xem xét chấp thuận đối với các dự án lớn có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, các dự án có tính chất đặc thù không thể sản xuất trong Khu, CCN.

Đồng thời, phát triển dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ đô thị, trong đó tập trung phát triển dịch vụ giáo dục-đào tạo, y tế, du lịch, dịch vụ xã hội phục vụ Khu, CCN, dịch vụ logistics, tài chính – ngân hàng, bưu chính, viễn thông….

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp theo các vùng chuyên canh để làm cơ sở tập trung, tích tụ ruộng đất, thu hút doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Thu hút đầu tư vào các địa bàn phù hợp, khu chăn nuôi tập trung, không đầu tư xây dựng các trang trại, mô hình tại các khu đô thị, khu vực có mật độ dân cư cao, không đảm bảo về khoảng cách và xử lý môi trường; Tiếp tục khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh sẵn có của địa phương như: Cơ khí sản xuất máy nông nghiệp, máy xây dựng; chế biến nông sản, thực phẩm; sợi, dệt, nhuộm, may thời trang cao cấp…

Thế Hiếu (VHVN)

Cùng chuyên mục

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng